Giảm quan liêu, thêm hàng tỷ USD cho kinh tế toàn cầu

Tệ quan liêu khá phổ biến trong thương mại quốc tế không chỉ gây ra những thiệt hại hàng tỷ USD mà còn là rào cản lớn đối với giao thương hàng hóa trên khắp thế giới.
 
Ảnh minh họa.
Trong các chỉ số thúc đẩy thương mại (TFIs) vừa được công bố, tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) cho rằng, một thỏa thuận đa phương nhằm giảm tệ quan liêu trong thương mại quốc tế sẽ giúp giảm mạnh chi phí thương mại và đóng góp thêm hàng tỷ USD cho kinh tế toàn cầu.

TFIs được OECD xây dựng nhằm giúp các Chính phủ trên thế giới cải thiện các thủ tục hải quan, cắt giảm chi phí thương mại, tăng dòng chảy thương mại và gặt hái nhiều lợi ích hơn từ thương mại quốc tế.

Tổng Thư ký OECD Angel Gurria nhấn mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại là để tiếp cận thị trường thế giới được dễ dàng hơn. Các thủ tục hải quan phiền hà và tệ quan liêu quá mức sẽ làm gia tăng chi phí, mà cuối cùng sẽ đè lên vai doanh nghiệp, người tiêu dùng và nền kinh tế. Bởi vậy, các Chính phủ cần tận dụng các cuộc đàm phán thúc đẩy thương mại để giảm bớt hoặc loại bỏ những trở ngại này.

OECD ước tính cắt giảm chi phí thương mại toàn cầu 1% sẽ giúp tăng thu nhập toàn thế giới thêm hơn 40 tỷ USD, phần lớn ở các nước đang phát triển. Tiến hành nghiên cứu để xây dựng TFIs, các chuyên gia thấy nếu giảm bớt các thủ tục hải quan sẽ mang lại hơn 5% GDP tại một số nước châu Phi; cắt giảm 2,8% chi phí thương mại đối với các nước thu nhập trung bình khá, 2,2% đối với các nước có thu nhập trung bình thấp...

Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế - xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương (UNESCAP) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) khẳng định: Loại trừ nạn quan liêu, thương mại nội bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng thêm 250 tỷ USD, tức 21%. UNESCAP và ADB cho rằng, mặc dù thuế quan đã giảm nhưng nạn quan liêu thể hiện trong những thủ tục qua biên giới và hải quan rắc rối, rườm rà… vẫn là những trở ngại lớn đối với thương mại trong khu vực và quốc tế./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...