Đám cưới người Phù Lá

Phong tục cưới của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng.

Trai, gái dân tộc Phù Lá đến tuổi trưởng thành được tự do yêu đương, không bị cha mẹ ép hôn. Khi cô gái ưng thuận và quyết định đi tới hôn nhân, thì chàng trai có thể ngủ lại nhà người yêu để hôm sau về xin phép bố mẹ mời ông mối đến thưa chuyện và trao lễ.

Ban biên tập xin gửi đến độc giả những khoảnh khắc đặc biệt của đám cưới còn giữ được nguyên bản sắc của dân tộc Phù Lá tại xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương.

Nhà trai mổ lợn để chuẩn bị mang lễ đến nhà gái.
Bên nhà gái chuẩn bị cỗ đón tiếp nhà trai.
Đoàn đưa lễ của nhà trai gồm 6 người.
Nghi lễ té nước của nhà gái vào đoàn nhà trai với mong muốn hai vợ chồng hạnh phúc.
Nhà gái chuẩn bị tiệc tiếp đãi nhà trai.
Đám cưới của người Phù Lá diễn ra trong 3 ngày, ngày đầu là công tác chuẩn bị của hai họ.
Sáng ngày thứ hai, đoàn nhà trai sang đón cô dâu từ lúc 6 h.
Nhà trai trao lễ vật cho nhà gái gồm: 120 kg thịt lợn, 120 lít rượu, 40 kg gạo, 40 kg đậu tương, 7 bộ quần áo, 4 triệu đồng.
Cô dâu chuẩn bị trang phục trước khi về nhà chồng.
Cô dâu đeo vải đỏ, trước ngực và sau lưng có treo hai chiếc gương. Theo quan niệm của người Phù Lá, chiếc gương giúp xua đuổi tà ma, cầu cho đoàn đưa, đón dâu gặp nhiều may mắn.
Cô dâu được rước bằng ngựa, mọi người trong đoàn đều trẻ tuổi, mặc trang phục truyền thống.
Theo phong tục, cô dâu được chùm kín mặt, người dắt ngựa là em trai ruột của chú rể.
Trước khi vào nhà, đoàn đưa dâu phải chờ nhà trai làm lễ xong mới được vào.
Hai vợ chồng quỳ lạy bố mẹ sau khi vào nhà chồng.
Bà mối trải chăn cưới cho đôi vợ chồng.
Sau khi tiến hành xong các nghi lễ, hai họ dự tiệc vui vẻ và cùng nâng ly chúc mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Cô dâu nở nụ cười tươi khi về nhà chồng.

Theo Ngọc Bằng/LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.