Về nơi sông Mẹ chảy vào đất Việt

Tôi và anh bạn có dịp trở lại Lũng Pô (Bát Xát) - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Sông Hồng mùa này là mùa nước lặng nhưng dòng chảy vẫn cuồn cuộn trôi. Sóng như cả ngàn con cá quẫy. Những con sóng không thành hàng, thành lớp mà cứ quấn lấy, giằng níu lẫn nhau.

Hai bên bờ, một của đất bạn, một của đất ta cứ hun hút trong tầm mắt. Ngược về phía thượng nguồn, vẫn dòng sông đỏ chảy xiết, một dòng suối cắt ngang tạo thành mỏm đất nhô ra như rất nhiều mỏm đất dọc bờ sông. Vậy là dòng sông bắt đầu chảy vào đất Việt từ đây. Mái nhà của đất Việt bắt đầu từ đây.

Dải đất Lũng Pô - cả một vùng chìm trong tĩnh lặng, trang nghiêm. Tôi ngước nhìn lá cờ Tổ quốc có diện tích 25 m2, tượng trưng cho 25 dân tộc anh em tung bay trên cột cờ cao tới 41 m, rồi nhìn những người lính trẻ ra đón. Sự ngưỡng mộ pha lẫn tự hào trào dâng khiến ai cũng rưng rưng. Những người “cai quản” vùng đất mút đầu của Tổ quốc còn rất trẻ, dấu chân của họ có mặt ở nhiều nơi trên dải đất biên cương và bây giờ là canh giữ nơi đây. “Biên phòng là vậy, nếu không lạc quan, yêu đời, không yên tâm thì làm sao có được lòng tin của nhân dân, làm sao cầm súng giữ gìn biên giới” - một người lính tự hào nói với tôi.

Rời cột mốc 92, chúng tôi cho xe thong dong xuôi dọc theo dòng sông. Trên sườn núi, khung cảnh thanh bình, tĩnh lặng. Chúng tôi biết, trong sự thanh bình, yên ả kia có sự đóng góp không nhỏ của những chiến sỹ biên phòng ở nơi biên cương Tổ quốc. Những địa danh thân thương gắn liền với những chiến tích chống ngoại xâm, như A Mú Sung, Trịnh Tường, Nậm Chạc lùi dần lại phía sau. Dòng sông càng đi xuôi càng rộng, càng tấp nập. Tôi thầm cảm ơn những năm tháng bình yên đã lấy lại sự nhộn nhịp của vùng giáp biên một thời sầm uất.

Theo Ngọc Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Gần 400 khách du lịch đến Lào Cai trong chuyến tàu đầu tiên sau mưa lũ

8 giờ 30 phút ngày 24/9, chuyến tàu mang số hiệu SP4 khởi hành từ ga Hà Nội đã đến ga Lào Cai sau chuyến hành trình dài vượt qua cung đường được khắc phục sau trận mưa lũ gây thiệt hại nặng nề vừa qua.

Du lịch Lào Cai chung tay cùng bà con vùng lũ

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của người Việt Nam, những ngày qua, các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ ở Lào Cai đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Chăm sóc cây xanh đô thị kiến tạo cảnh quan du lịch Sa Pa

Những năm gần đây, việc chăm sóc cây xanh đô thị và cây hoa trang trí đã trở thành một yếu tố kiến tạo nên không gian du lịch của thị xã Sa Pa. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường thiên nhiên đối với du khách trong và ngoài nước.

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.