Lâu đài cổ ở Mường Hum

Ngoài các nhân chứng sống thì dường như không có tài liệu nào đáng kể nói về lâu đài cổ ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, cho dù đến nay những chứng tích vẫn còn đó. Dù vậy, người dân Mường Hum đều ít nhiều lấy đó là niềm tự hào, nhất là khi tiềm năng du lịch Bát Xát đang được “đánh thức” bằng các chương trình du lịch khám phá, thám hiểm tại xã Y Tý, Dền Sáng có chặng hành trình qua địa phận Mường Hum.
Lâu đài cổ được xây dựng trên bình địa bằng phẳng, rộng rãi.

Khu vực ngoại vi Trường THCS xã Mường Hum hiện có vài ba điểm tồn tại các khối bê tông có hình dáng như một phần của bức tường lâu đài cổ. Để khám phá lâu đài cổ ở Mường Hum, du khách cần đi xe máy hoặc đi bộ theo lối mòn cách Trường THCS xã Mường Hum khoảng 2 km về hướng Đông Nam. Tại đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng dấu tích của một công trình được xây dựng từ cách đây hàng trăm năm, nhưng hết sức đồ sộ, nguy nga. Lâu đài cổ có kiến trúc đặc trưng hình chữ thập cân đối, được xây dựng trên một bình địa rộng, thoải, không gian mở về bốn hướng, xung quanh đều có núi cao bao bọc.

Đây đang là địa chỉ hấp dẫn du khách tới tham quan, khám phá.

Theo thời gian và sự tàn phá của thời tiết, dấu tích lâu đài cổ giờ đây chỉ còn sót lại những bức tường cao khoảng 4,5 m, dày khoảng 50 - 60 cm. Tường xây bằng đá tự nhiên khai thác tại địa phương và vật liệu kết dính mà người dân cho là mật ong trộn với cát, tro bếp, vôi. Các bức tường còn sót lại bị cây bám vào, tạo thành các tảng rễ chằng chịt, lá rủ xum xuê, càng tôn thêm nét cổ kính và bí ẩn. Ở giữa lâu đài giờ đây vẫn còn nguyên các bức tường của một khoang hình chữ nhật, với bề rộng 3 m, chiều dài 15 m. Nhiều người dự đoán đây là bể tắm tập thể của các quan binh Pháp trước đây. Có người lại cho rằng, đó là bể chứa nước của người dân địa phương được xây dựng từ cách đây vài chục năm.

Gần đây, các bức tường của lâu đài xuất hiện ngày càng nhiều vết thủng do sự tác động của con người. Người dân địa phương mong chính quyền và cơ quan chức năng sớm đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận các di chỉ lâu đài cổ tại Mường Hum là di tích để có phương án bảo vệ tốt nhất.

Theo Cao Cường/LCĐT

Tin Liên Quan

Gần 400 khách du lịch đến Lào Cai trong chuyến tàu đầu tiên sau mưa lũ

8 giờ 30 phút ngày 24/9, chuyến tàu mang số hiệu SP4 khởi hành từ ga Hà Nội đã đến ga Lào Cai sau chuyến hành trình dài vượt qua cung đường được khắc phục sau trận mưa lũ gây thiệt hại nặng nề vừa qua.

Du lịch Lào Cai chung tay cùng bà con vùng lũ

Phát huy truyền thống “tương thân, tương ái” của người Việt Nam, những ngày qua, các cơ sở lưu trú, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và dịch vụ ở Lào Cai đã có nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa hướng tới đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Chăm sóc cây xanh đô thị kiến tạo cảnh quan du lịch Sa Pa

Những năm gần đây, việc chăm sóc cây xanh đô thị và cây hoa trang trí đã trở thành một yếu tố kiến tạo nên không gian du lịch của thị xã Sa Pa. Đây là nỗ lực nhằm nâng cao cảnh quan đô thị, chất lượng môi trường thiên nhiên đối với du khách trong và ngoài nước.

Du khách bất ngờ trước tốc độ phục hồi của du lịch Sa Pa

Sa Pa, điểm đến du lịch nổi tiếng của miền Bắc, nhanh chóng “lấy đà” phục hồi sau bão nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa cộng đồng, doanh nghiệp, chính quyền địa phương.

Khách du lịch đến Sa Pa tăng 33,2% so với kỳ nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9/2023

Trong 4 ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9 (từ ngày 31/8 - 3/9), Lào Cai đón khoảng 196.500 lượt khách. Lượng khách du lịch đến các địa phương tăng nhẹ so với kỳ nghỉ 2/9/2023, riêng thị xã Sa Pa đón khoảng 122.770 lượt khách, tăng 33,2% so với kỳ nghỉ lễ 2/9/2023.

Lễ hội mùa Thu "Sa Pa - mùa vàng" 2024 hứa hẹn hàng loạt sự kiện hấp dẫn

Lễ hội mùa Thu Sa Pa 2024 không chỉ là dịp để du khách khám phá vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa đặc sắc của vùng cao mà còn là cơ hội để trải nghiệm những hoạt động văn hóa, thể thao, ẩm thực hấp dẫn.