Phấn đấu là thành phố kiểu mẫu vùng biên cương

Một phần tư thế kỷ đã qua đi, thành phố Lào Cai, tiền thân là thị xã tỉnh lỵ (kể từ khi được tái lập) có tốc độ phát triển chưa từng thấy. Từ một vùng đất hoang tàn, đổ nát do hậu quả của chiến tranh để lại, thị xã Lào Cai đã hồi sinh. Giờ đây, thành phố “khoác” lên mình chiếc áo mới của đô thị khang trang, hiện đại, văn minh.

 Tỉnh Lào Cai được tái lập năm 1991, với yêu cầu phải ra đời một thị xã tỉnh lỵ. Vậy là mọi kế hoạch được đặt ra, với một lập trình khoa học đòi hỏi nhanh, nhưng từng bước phải chắc chắn. Đâu đâu cũng trở thành công trường xây dựng để đô thị tỉnh lỵ hình thành nhanh nhất. Từ năm 1992 - 1995, hàng loạt công trình lớn được khôi phục, hoàn thiện, như Cầu Hồ Kiều bắc qua sông Nậm Thi; Cửa khẩu Lào Cai - Hà Khẩu được khai thông trở lại; đường sắt Sơn Yêu (Hà Khẩu) - Lào Cai được đưa vào sử dụng; cầu Cốc Lếu được xây dựng lại đúng vị trí cũ...

Với những lợi thế, người dân Lào Cai đã chung tay vun đắp cho thành phố phát triển. Trong bước đi lên của thành phố, thuận lợi nhiều mà khó khăn cũng không ít. Lường trước những vấn đề nhạy cảm, đặc biệt là lĩnh vực đất đai, đòi hỏi thành phố phải có tầm nhìn mới, tạo tiền đề vững chắc để vươn tới tương lai. Những bước đi táo bạo, kinh nghiệm là tiền đề để thành phố Lào Cai vươn tới tầm cao, trở thành đô thị trẻ vào bậc nhất của cả nước.

Một góc Khu đô thị Lào Cai - Cam Đường.

Diện mạo đô thị Lào Cai sau 25 năm xây dựng và trưởng thành giờ đây mang dáng dấp của thành phố hiện đại, “trên bến dưới thuyền”, sáng,  xanh, sạch, đẹp, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân là những tiêu chí thành phố hướng tới. Để đạt được những yêu cầu đề ra, thành phố đã kế thừa, phát huy các giá trị đạt được qua từng giai đoạn, tạo sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân, tạo sức mạnh cho đổi mới và phát triển.

Thành phố Lào Cai có nhiều lợi thế để phát triển. Đáng chú ý là từ khi hai thị xã Lào Cai và Cam Đường sáp nhập thành thị xã Lào Cai, càng đòi hỏi chính quyền nâng cao trách nhiệm, trình độ trong công tác quản lý và điều hành. Cũng từ đây, thị xã mới đủ những điều kiện để Chính phủ ban hành Nghị định số 195, ngày 30/11/2004 thành lập thành phố Lào Cai trực thuộc tỉnh Lào Cai. Tài nguyên thiên thiên, đất đai, du lịch, dịch vụ, cửa khẩu, nguồn nhân lực chất lượng cao đều là những mũi nhọn trong tiến trình đi lên của thành phố. Tả Phời và Hợp Thành là hai xã vùng cao của thành phố, diện tích lớn hơn cả 15 xã, phường của thành phố cộng lại, đây sẽ là không gian dự trữ cho thành phố Lào Cai sau này. Trong tương lai, quỹ đất phía Tây thành phố sẽ còn giá trị gấp nhiều lần hiện nay, nếu biết khơi dậy tiềm năng và thế mạnh riêng có, khi đó, “đô thị núi” sẽ trở thành “đặc sản” độc đáo có một không hai của vùng Tây Bắc.

Cầu Giang Đông hoàn thành, xã Vạn Hòa và vùng kinh tế phía Đông thành phố “bật dậy”. Sau bao năm, giờ đây khu vực này như được tiếp thêm “lửa”, trở thành vùng kinh tế mũi nhọn của thành phố. Khu đô thị mới Lào Cai - Cam Đường mở ra, trở thành nơi đứng chân các cơ quan của tỉnh. Toàn bộ cơ quan, đơn vị sự nghiệp đã chuyển về làm việc tại khu đô thị mới, nhường chỗ để khu đô thị cũ trở thành trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ. Đô thị mới hình thành là điều kiện lý tưởng cho khu vực phía Nam thành phố đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Một thời gian dài, người dân phía Nam thành phố thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp và một phần phát triển do tác động từ hoạt động khai khoáng của Công ty TNHH một thành viên Apatít Việt Nam. Hiện nay, kinh tế khu vực này tiếp tục đổi mới và có bước phát triển đa dạng.

5 xã của thành phố Lào Cai là Vạn Hòa, Đồng Tuyển, Tả Phời, Hợp Thành và Cam Đường đều hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh về đích nông thôn mới sớm hơn 2 năm so với dự kiến. Đáng chú ý là ngành du lịch, dịch vụ trên địa bàn diễn ra sôi động, nhất là từ khi đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai đi vào hoạt động, đem lại nguồn lợi lớn cho tỉnh và cả thành phố Lào Cai.

Sau 25 năm xây dựng và phát triển, lực lượng lao động, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố luôn đứng đầu toàn tỉnh. Lực lượng này tham gia nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao. Nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề tài khoa học có giá trị được áp dụng vào thực tế. Thành phố Lào Cai là cái nôi và là địa phương đứng đầu tỉnh về áp dụng khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho các địa phương khác học tập và ứng dụng vào thực tiễn.

Với phương châm hòa bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị cùng phát triển, thành phố Lào Cai và huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) đã xây dựng, hợp tác nhiều nội dung quan trọng; mở rộng quan hệ ngoại giao với các châu, huyện khác của tỉnh Vân Nam, trên cơ sở đẩy mạnh hợp tác hai bên cùng phát triển. Đối với các tỉnh, thành phố trong cả nước, thành phố Lào Cai tăng cường liên kết, mở rộng hợp tác các lĩnh vực.

Là mảnh đất vùng biên, công tác bảo vệ, giữ gìn an ninh, trật tự luôn được thành phố đặt lên hàng đầu. 25 năm qua, thành phố đã làm tốt công tác này và đạt được nhiều kết quả quan trọng. An ninh, trật tự luôn được củng cố vững chắc. Qua đó giúp nhân dân yên tâm sản xuất và xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại, vững về kinh tế, mạnh về quốc phòng - an ninh, là điều kiện để thành phố Lào Cai sớm trở thành đô thị loại 2.

Giữ vững kết quả đạt được, thành phố Lào Cai đang dành tất cả nhân tài, vật lực để thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII đề ra: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đưa thành phố Lào Cai trở thành trung tâm kinh tế, đối ngoại vùng Tây Bắc, là thành phố kiểu mẫu vùng biên cương.

 
Theo An Chiến/LCĐT

Tin Liên Quan

Tập trung làm tốt công tác chuẩn bị cho đại hội đảng bộ các cấp

Đó là ý kiến chỉ đạo của đồng chí Vũ Xuân Cường, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khi chủ trì hội nghị giao ban 9 tháng với các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh và Báo Lào Cai diễn ra chiều 26/9.

Giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam)

Chiều 26/9, tại tỉnh Vân Nam đã diễn ra chương trình giao lưu công tác văn hóa, du lịch giữa Vân Nam (Trung Quốc) và Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam).

Lào Cai tổ chức Chương trình truyền hình trực tiếp “Lời tri ân” vào ngày 28/9

Để cảm ơn tình cảm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; các ban, bộ, ngành Trung ương, các địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh Lào Cai trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3, Thường trực Tỉnh ủy đã đồng ý chủ...

Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai - Trung tâm logistics hiện đại, xứng tầm

Theo quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, đây là vùng kinh tế động lực chủ đạo, 1 trong 8 khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia, “hạt nhân” để Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa các...

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.