Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc được tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm, hiện toàn tỉnh có 36 di tích, danh thắng được xếp hạng (trong đó có 19 di tích cấp quốc gia và 17 di tích cấp tỉnh).
Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện tốt công tác quản lý di tích trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời phát hiện khắc phục tình trạng xuống cấp, di dời các hiện vật lạ khỏi di tích và xử lý các sai phạm, tư vấn sửa chữa, tôn tạo các di tích bị xuống cấp theo đúng quy định, giải quyết nhiều vấn đề về xâm lấn, vi phạm di tích danh thắng trên địa bàn tỉnh.

Sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể nhóm các dân tộc thiểu số dưới 3.000 người (đối với các nhóm có nguy cơ mai một cao như dân tộc Bố Y, Xá Phó, Phù Lá). Lập 19 hồ sơ khoa học đề nghị công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trong đó Nghi lễ kéo co Tày - Giáy được UNESCO đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đối với việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hoá của đồng bào dân tộc, Lào Cai đã có nhiều chương trình liên kết nhằm khai thác thế mạnh về di sản văn hoá. Tiêu biểu như phối hợp với Viện Dân tộc học xác định các thành phần dân tộc trên địa bàn tỉnh; hợp tác với Viện Ngôn ngữ học khảo sát di sản sách cổ và ngôn ngữ của các nhóm dân tộc. Tiến hành tổng kiểm kê thực trạng kho sách cổ ở 466 làng người Dao trên địa bàn tỉnh, đánh mã số kiểm kê trên 11.000 cuốn sách cổ. Sưu tầm trên 700 cuốn; phân loại, chụp trên 20.000 ảnh sách cổ lưu trữ trong máy vi tính; hoàn thành cuốn sách “Giáo trình dạy chữ Nôm – Dao”; mở nhiều lớp truyền dạy chữ Nôm Dao cho thanh, thiếu niên người Dao tại huyện Bảo Thắng, Sa Pa, Bát Xát, Mường Khương.


Lễ cấp sắc người Dao đỏ Sa Pa.                Ảnh: Ngọc Bằng.
 
Bên cạnh đó, để truyền dạy, quảng bá văn hóa dân tộc thiểu số cho thế hệ trẻ, Lào Cai đã ban hành một số cơ chế, chính sách trong việc phát hiện, công nhận và đặt hàng đối với đội ngũ các nghệ nhân dân gian trong sưu tầm, bảo tồn, truyền dạy, quảng bá các tinh hoa, di sản văn hóa. Đến nay Lào Cai đã xây dựng được đội ngũ nghệ nhân dân gian đông đảo, có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu về nhiều lĩnh vực tri thức, văn hóa dân gian, có đóng góp quan trọng trong công tác bảo tồn, truyền dạy, phát huy các giá trị văn hóa bản địa. Tiêu biểu như nghệ nhân Ma Thanh Sợi - dân tộc Tày (huyện Bảo Yên); Giàng Seo Gà – dân tộc Mông (huyện Sa Pa); Triệu Văn Quẩy - dân tộc Dao (huyện Bảo Thắng); Hoàng Xín Hòa – dân tộc Nùng (huyện Mường Khương), Sần Cháng - dân tộc Giáy (huyện Sa Pa), Lồ Lài Sửu dân tộc Bố Y (huyện Mường Khương),…

Thực hiện phục dựng, bảo tồn 08 lễ hội tiêu biểu các dân tộc Lào Cai như: Lễ hội "Gặt Tu Tu" của người Hà Nhì đen Ý Tý, Lễ hội tạ ơn trâu (Sừ dề pà) của người Bố Y, Lễ hội Gầu tào người Mông, Lễ hội xuống đồng của người Tày, Lễ hội Roóng Poọc của người Giáy, Lễ cấp sắc của người Dao,… Nhiều lễ hội đã được xây dựng thành sản phẩm thương hiệu phục vụ phát triển du lịch tại các địa phương như: lễ hội Gầu tào của người Mông xã Pha Long, huyện Mường Khương; lễ hội Roóng Poọc của người Giáy xã Tả Van, huyện Sa Pa.

Với phương châm lấy văn hóa dân tộc là nền tảng cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch, di sản văn hóa các dân tộc thiểu số ở Lào Cai được bảo tồn và phát huy, tạo thành nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội./.
Xuân Huệ

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.