Huyện Bảo Thắng đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

Trồng rừng không những góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế biến đổi khí hậu mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Do đó, Đề án số 4 “Phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế rừng” giai đoạn 2016-2021 của huyện Bảo Thắng đã xác định đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng trong thời gian tới.

Những năm qua, nhờ phát triển kinh tế rừng mà tỷ lệ độ che phủ rừng hằng năm tăng lên, môi trường rừng không ngừng được cải thiện, người lao động có thu nhập ổn định từ kinh tế rừng.Trung bình mỗi năm, trên địa bàn huyện Bảo Thắng, diện tích trồng rừng sản xuất tăng từ 600 - 800 ha; độ che phủ của rừng tăng trung bình từ 0,6-1,0%. Đến hết năm 2016, độ che phủ rừng toàn huyện đạt 54,25%. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đạt khoảng 12.000 m3/năm, cung cấp nguyên liệu phong phú như ván thanh, ván bóc, cốp pha, đồ mộc,… phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Theo định hướng của huyện, các tập thể, hộ gia đình, cá nhân lựa chọn cây trồng vừa có chu kỳ phát triển ngắn vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao như mỡ, quế, bồ đề, sưa cùng một số loài đa tác dụng như cây cao su.


Giống quế bản địa phát triển tốt tại xã Sơn Hà.

Chính sách giao đất, giao rừng đã được triển khai đồng bộ trên tinh thần mỗi người dân là một chủ thể phát triển kinh tế rừng. Giao đất, giao rừng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài đã thu hút đông đảo nhân dân trên địa bàn huyện tham gia trồng và bảo vệ rừng. Đã có nhiều mô hình kinh tế vườn rừng có giá trị kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho người lao động, tăng cường công tác bảo vệ môi trường, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Điển hình như một số mô hình tại các xã Trì Quang, Xuân Giao, Thái Niên, Sơn Hà, Sơn Hải,.. nhờ trồng rừng kết hợp với kinh tế trang trại hay mô hình kết hợp vườn – ao –rừng cho thu nhập ổn định, tạo việc làm cho một số lao động tại địa phương.

 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đầu tư phát triển kinh tế rừng gắn với chế biến lâm sản được ngành chức năng tạo điều kiện giải quyết cho thuê đất, cấp phép hoạt động, quy hoạch vùng nguyên liệu.Tạo điều kiện cho Nhà máy chế biến lâm sản Xuân Giao và 75 cơ sở chế biến lâm sản vừa và nhỏ trên địa bàn huyện phát triển sản xuất để tiêu thụ lâm sản cho nhân dân. Tập trung giải quyết những vướng mắc liên quan đến chính sách hỗ trợ cho nhân dân trong việc trồng rừng sau đầu tư, chính sách hưởng lợi lâm sản cho hộ gia đình trồng, chăm sóc và nhận khoán bảo vệ  rừng.

Huyện Bảo Thắng cũng đã tiến hành rà soát diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, gia đình, cá nhân và diện tích đất chưa sử dụng để quy hoạch trồng rừng tập trung; đồng thời giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ năng lực trồng rừng theo hướng ổn định, lâu dài. Trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị kinh tế cao để sản xuất kinh doanh; tác động các biện pháp lâm sinh tổng hợp để cải tạo rừng và trồng các loài cây đa tác dụng; chú trọng đến áp dụng khoa học kỹ thuật vào khai thác, chế biến, trồng và bảo vệ rừng. Nhờ đó mà tận dụng được nguồn nguyên liệu, tránh lãng phí tài nguyên và đem lại hiệu quả kinh tế cho những người đang sở hữu rừng. Quy hoạch và phân định rõ rừng phòng hộ và rừng sản xuất, kinh doanh khai thác kinh tế của rừng trong từng vùng.

Đến năm 2020, Bảo Thắng xác định mục tiêu phấn đấu sẽ trồng mới 2.504 ha rừng, đưa diện tích có rừng lên 36.839 ha, nâng tỷ lệ che phủ rừng trên 54%; giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng bình quân từ 11 - 13%/năm. Xây dựng vùng trồng quế tập trung tại các xã Xuân Quang, Phong Niên, Sơn Hà, Thái Niên, Phong Hải./.
 
Thanh Nga

Tin Liên Quan

[Ảnh] Những hình ảnh xúc động trong công tác cứu hộ, cứu nạn tại Nậm Lúc

Vào thời điểm các thôn, xóm bị cô lập hoàn toàn do mưa lũ, sạt lở đất, các lực lượng chức năng của tỉnh, huyện, xã và người dân địa phương hiệp đồng “thần tốc” vượt sông, băng rừng, vượt núi kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn. Cùng Báo Lào Cai nhìn lại những hình ảnh xúc động trong công tác...

Tham quan, học tập kinh nghiệm phát triển du lịch tại Vân Nam (Trung Quốc)

Ngày 25/9, Đoàn công tác do Sở Du lịch tỉnh Lào Cai chủ trì đã xuất cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Lào Cai, bắt đầu chuyến tham quan và học tập kinh nghiệm tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

Lời cảm ơn của Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai

Sáng 24/9, thay mặt Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, đồng chí Đặng Xuân Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai gửi lời cảm ơn về tình cảm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; lực lượng vũ trang; các địa phương, tập...

Người "Thủ lĩnh" quyết đoán

Với kinh nghiệm, kiến thức bản địa quý báu trong ứng phó với thảm họa lũ quét, sạt lở đất ở vùng cao, anh Ma A Chính, Bí thư Chi bộ thôn Cô Tông Bản Vàng, xã Bản Cái, huyện Bắc Hà đã quyết đoán đưa toàn bộ 54 hộ dân trong thôn ra đến khu vực an toàn, dựng lán tránh trú.

Lào Cai đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ hướng tới phát triển bền vững

Tỉnh Lào Cai đang triển khai quyết liệt Kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo Quyết định 693/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch này bám sát Kết luận 72-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 13-NQ/TW với định hướng đưa Lào Cai trở...

Lào Cai tăng cường kiểm soát quyền lực và phòng chống tham nhũng trong hoạt động tố tụng

Tỉnh Lào Cai vừa ban hành kế hoạch triển khai Quyết định 714/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Quy định 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) trong các hoạt động tố tụng, bao gồm điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Đây là bước đi cụ thể nhằm tăng...