Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM lần thứ 13 đã khai mạc sáng 20/11 tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu Đoàn Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Diễn đàn Hợp tác Á - Âu ASEM lần thứ 13 là hoạt động quan trọng nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu lần thứ 12 diễn ra vào tháng 10 năm sau tại Brussel (Bỉ).

 

khai mac hoi nghi bo truong ngoai giao asem lan thu 13 hinh 1
Các Bộ trưởng Ngoại giao chụp ảnh lưu niệm.

Với chủ đề “Tăng cường quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững”, trong hai ngày diễn ra, Bộ trưởng ngoại giao các nước sẽ có 3 phiên họp thảo luận các biện pháp nhằm thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm, tăng cường quan hệ đối tác trong triển khai các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm thiểu, quản lý thiên tai, an ninh lương thực – năng lượng – nguồn nước, thu hẹp khoảng cách phát triển...

Đặc biệt, các ngoại trưởng cũng sẽ trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEM năng động và gắn kết hơn trong đó có các biện pháp tang cường kết nối trên các lĩnh vực như giao lưu nhân dân, giao thông vận tải, du lịch, văn hóa, giáo dục, thương mại và đầu tư, cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực.

Tại Hội nghị lần này, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoạ giao Phạm Bình Minh là một trong 4 Trưởng đoàn được mời phát biểu dẫn đề tại Phiên 1 hội nghị về “Gắn kết hài hòa giữa hòa bình và phát triển bền  vững”.

Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển (từ năm 1996), Diễn đàn hợp tác Á – Âu (Asia - Europe Meeting, ASEM) đã trở thành cơ chế đối thoại quan trọng, hợp tác lớn nhất giữa hai châu lục, hội tụ 53 thành viên, trong đó có 4 thành viên là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc và 12 thành viên thuộc G20, đại diện gần 68% dân số thế giới, đóng góp khoảng 55 % GDP và gần 60 % thương mại toàn cầu.

Là một trong những thành viên sáng lập ASEM, Việt Nam luôn phát huy vai trò chủ động tham gia hợp tác Á - Âu. Qua 2 thập kỷ tham gia, Việt Nam luôn là một thành viên năng động và có trách nhiệm, ghi những dấu mốc có ý nghĩa trong chặng đường phát triển của ASEM, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Diễn đàn.

Đóng góp nổi bật nhất của Việt Nam là đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEM 5 (2004), 5 Hội nghị Bộ trưởng trong các lĩnh vực Kinh tế (2001), Công nghệ - Thông tin (2006), Ngoại giao (2009), Giáo dục (2009), Lao động (2012).

Việt Nam đã đề xuất 22 sáng kiến và đồng tác giả 26 sáng kiến khác, trong đó, tất cả các sáng kiến đã được triển khai, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực văn hoá, y tế, giao thông vận tải, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, khoa học-công nghệ, du lịch, kinh tế, tăng trưởng xanh, an sinh xã hội. Các sáng kiến của ta đều được đánh giá là thiết thực, phù hợp với quan tâm của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy hợp tác ASEM.

Trong năm 2017, Việt Nam cũng đã triển khai thành công sáng kiến của tại Hội nghị Cấp cao ASEM 11 (Mông Cổ, 7/2016) về “Hội nghị ASEM về giáo dục sáng tạo và xây dựng nguồn nhân lực vì phát triển bền vững” (Huế, 29 – 31/3/2017).

Việt Nam cũng là một trong những thành viên đi đầu khởi xướng và duy trì các sáng kiến, hoạt động trong 5/16 Nhóm hợp tác về quản lý nước, ứng phó thiên tai và đào tạo nghề, giáo dục và phát triền nguồn nhân lực và kết nối công nghệ.

Theo kế hoạch, kết thúc Hội nghị, các Bộ trưởng sẽ thông qua “Tuyên bố Chủ tịch Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM lần thứ 13”, chương trình hoạt động giai đoạn 2017 – 2019 đồng thời thông qua các sáng kiến mới, trong đó có sáng kiến của Việt Nam về “Hội nghị ASEM về cùng hành động ứng phó biến đổi khí hậu nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững”./.

Theo VOV.vn

Tin Liên Quan

Tổng thống Mỹ Joe Biden: Quan hệ Mỹ-Việt Nam là minh chứng cho khả năng hòa giải giữa các nước

Tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng thống Mỹ Biden nhắc đến mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam như minh chứng cho việc các nước có thể vượt qua quá khứ, từ đối thủ trong chiến tranh trở thành đối tác và bạn bè.

Kỳ vọng thay đổi ở Sri Lanka

Đắc cử chức Tổng thống Sri Lanka sau khi giành chiến thắng cách biệt trong cuộc bầu cử mới diễn ra, chính trị gia Anura Kumara Dissanayake khẳng định sẽ đưa ra những quyết định tối ưu cho đất nước, xây dựng “nền văn hóa chính trị mới”.

Việt Nam và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác giáo dục đại học báo chí và truyền thông

Trước xu thế hình thành công chúng thế hệ số mới, các cơ sở đào tạo báo chí phải nỗ lực chuyển đổi về phương thức giảng dạy để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu báo chí truyền thông đa nền tảng, đa phương tiện.

Dân số Singapore vượt mốc 6 triệu người

Tính đến tháng 6/2024, tổng dân số của Đảo quốc Sư tử đạt 6,04 triệu người, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên dân số Singapore vượt mốc 6 triệu.

Thái Lan khởi động phát tiền cho người dân thuộc Dự án Ví điện tử

Hôm nay, ngày 25/9, Chính phủ Thái Lan bắt đầu phát 10.000 baht cho mỗi người dân nước này thuộc nhóm đầu tiên gồm 3,17 triệu người khuyết tật và người dễ bị tổn thương. Theo Dự án, có tổng số khoảng 14,55 triệu người Thái Lan sẽ nhận được khoản hỗ trợ kể trên trong tháng 9 này.

Thái Lan kích thích tăng trưởng kinh tế

Chính phủ Thái Lan gần đây công bố các kế hoạch ngắn hạn nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Dù vấp phải một số ý kiến trái chiều, song những kế hoạch này được kỳ vọng sẽ kích cầu tiêu dùng, kích thích kinh tế tăng trưởng, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế số.