Hình tượng con chó trong đời sống văn hóa dân tộc thiểu số ở Lào Cai

Lào Cai có 13 dân tộc với 25 nhóm ngành, mỗi dân tộc có nhiều sắc thái văn hóa độc đáo riêng biệt, nhưng cũng có những điểm tương đồng, trong đó phải kể đến hình tượng con chó trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Dao

Người Dao quan niệm con chó là thủy tổ (Bàn vương) của mình. Trong lễ cơm mới “Nhặn sèng hảng” của người Dao đỏ, được tổ chức vào tháng 8 âm lịch hằng năm, chủ nhà phải cho chó ăn cơm trước. Gia chủ để đôi đũa bên cạnh để con chó ăn cơm, rồi mới mang đôi đũa đi chỗ khác. Khi cho chó ăn, người chủ thường nói rằng: “Mày ăn xong, mày phải trông nhà, giữ thóc lúa, có kẻ trộm vào thì đuổi chúng đi”. Người Dao nuôi chó trông giữ nhà, nhưng họ không bao giờ đánh hoặc làm con chó bị đau, bị thương.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Hà Nhì

Người Hà Nhì, xã Nậm Pung dắt chó đến khu rừng để hành lễ cấm bản.

Trong lễ cấm bản “Gat tu tu”, người Hà Nhì sử dụng máu con chó đực và các bộ phận như chân, bộ phận sinh dục để bện vào dây rơm đem căng cấm ở 3 đường vào làng, với ý nghĩa báo cấm để không ai mang xui xẻo vào trong làng. Người Hà Nhì quan niệm, con chó là vật nuôi trông giữ nhà, bảo vệ bản làng, tiếng chó sủa khiến các tà ma khiếp sợ, không dám vào phá làng. Khi đi chọn vị trí lập làng mới, người ta dắt theo một con chó đực, đi đến đâu, người dắt chó làm cho con chó sủa bốn phương tám hướng để ngăn chặn ma ác. Con chó là vật nuôi gắn bó và bảo vệ, trông coi bản làng, nhà ở cho người dân suốt đời.

Hình tượng con chó trong văn hóa dân tộc Giáy

Tết cơm mới được người Giáy tổ chức vào ngày Tuất của tháng 9 âm lịch, với ý nghĩa mừng vụ mùa mới, mừng thành quả lao động trong một năm. Người Giáy giải thích lý do họ chọn ngày Tuất để tổ chức cơm mới, bởi con chó là vật nuôi gần gũi, gắn bó với con người, hơn nữa con chó lại ăn ít, nên không tốn thóc (mong muốn cuộc sống ấm no, đủ đầy).

Con chó không chỉ là vật nuôi gắn bó mật thiết mà còn trở thành hình tượng, biểu tượng văn hóa đẹp trong đời sống dân tộc thiểu số ở Lào Cai.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lễ khai mạc Festival sông Hồng sẽ tổ chức vào năm 2025

Đó là chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Văn bản 5348 /UBND-VX ngày 25/9/2024 về việc điều chỉnh các hoạt động trong khuôn khổ Festival sông Hồng năm 2024 và các hoạt động liên quan.

Người có uy tín góp phần bảo tồn văn hóa dân tộc

Thời gian qua, người có uy tín tại xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng) đã trở thành những nòng cốt, là “cầu nối” trong bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số.

[Ảnh] Ngắm nhìn dinh Hoàng A Tưởng trước ngày hoàn thành dự án tu bổ, tôn tạo

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng (Bắc Hà) đang bước vào giai đoạn hoàn thiện các phần việc còn lại và phấn đấu hoàn thành trong tháng 10/2024.

Gặp nghệ nhân chế tác tính tẩu

Cây đàn tính (tính tẩu) là một phần văn hóa sinh động, đậm đà bản sắc của cộng đồng người Tày các tỉnh Trung du và miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, những thay đổi trong đời sống hiện đại, sự chuyển dịch trong lòng văn hóa truyền thống khiến ngày càng ít người biết, lưu giữ nghề làm đàn tính hoặc làm...

Sắp diễn ra chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung”

Hoạt động trao tặng sách và chương trình nghệ thuật - giao lưu văn hóa “Ánh trăng sông Hồng - thơ tết Trung thu Việt - Trung” năm 2024 sẽ diễn ra tại Lào Cai vào ngày 12/9.

Dự án tu bổ, tôn tạo di tích dinh Hoàng A Tưởng dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024

Đến nay, dự án đã hoàn thành khoảng 90% khối lượng công việc và đang tập trung thực hiện sơn tường, lát sân tầng 1, sân phía sau… và dự kiến hoàn thành trong tháng 10/2024.