Nền kinh tế có những chuyển biến tích cực bước đầu

Ngày 27/6, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6/2013 theo hình thức truyền hình trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tại phiên họp, Chính phủ nhận định nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực bước đầu
Tại phiên họp, Chính phủ nhận định nền kinh tế đã có những chuyển biến tích cực bước đầu, tăng trưởng GDP Quý II cao hơn Quý I. Hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều có những cải thiện, tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức.
 
Về thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế
 
Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 4,9%, bằng xấp xỉ mức tăng cùng kỳ năm trước (4,93%). Tốc độ tăng GDP Quý II/2013 ước đạt 5%, cao hơn mức tăng 4,76% của Quý I/2013. Tuy tốc độ tăng trưởng GDP Quý II và 6 tháng đầu năm không cao như mong đợi, nhưng là mức tăng khá hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô trong một thời gian khá dài.
 
Diễn biến trong Quý II cho thấy nền kinh tế đang dần hồi phục, hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các ngành, lĩnh vực khác đều đã có những chuyển biến tích cực, đúng hướng.
 
Tình hình sản xuất công nghiệp đang từng bước được cải thiện. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) Quý II/2013 tăng 6%, cao hơn khá nhiều so với mức tăng 4,5% trong Quý I/2013.
 
Chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến có xu hướng giảm dần kể từ đầu năm. Tại thời điểm 01/6/2013 tăng 9,7% so với cùng thời điểm năm trước, gi���m mạnh so v���i mức tăng 21,5% tại thời điểm 01/01/2013.
 
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục phát triển nhưng tốc độ chậm lại và gặp nhiều khó khăn.
 
Tốc độ tăng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm ước tăng 2,4%, là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây; trong đó: nông nghiệp ước tăng 2,2%; lâm nghiệp ước tăng 5,7%; thủy sản ước tăng 2,5%.
 
Khó khăn lớn nhất của ngành nông nghiệp hiện nay là nhu cầu của thị trường giảm, giá lúa xuống thấp ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu gạo và thu nhập của người nông dân.
 
Tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khai thác thủy sản của ngư dân.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ, Chính phủ chưa đặt vấn đề điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm nay

Lạm phát không còn là mối lo ngại lớn
 
Theo báo cáo của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sau 7 tháng tăng liên tiếp, đã có xu hướng giảm hoặc tăng không đáng kể từ tháng 3/2013 đến nay. So với tháng 12/2012, CPI tháng 6/2013 tăng 2,4%, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 10 năm qua (so với tháng 12 năm trước, CPI tháng 6 các năm 2004-2012 dao động trong khoảng 2,52-18,44%).
 
CPI thời gian qua tăng thấp cũng một phần là do mặt bằng giá thế giới giảm, mặt khác, tổng cầu thấp, sức mua yếu trong khi sản xuất trong nước tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh gay gắt với hàng nhập khẩu, nhất là nhập từ thị trường Trung Quốc... cũng gây áp lực giảm giá trong nước.
 
Diễn biến chỉ số giá trong 6 tháng đầu năm cho thấy lạm phát không còn là mối lo ngại lớn trong năm 2013 và có khả năng kiềm chế lạm phát thấp hơn năm 2012. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, CPI còn ở mức khá ca CPI tháng 6/2013 tăng 6,69%; bình quân 6 tháng tăng 6,73%.
 
Trong 6 tháng cuối năm vẫn còn có những yếu tố tác động đến mặt bằng giá trong nước, đòi hỏi phải kiểm soát chặt chẽ các chính sách và các cân đối lớn, giá các yếu tố đầu vào quan trọng, như: điện, xăng dầu, phân bón,... và giá các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu khác.
 
Về tiền tệ, tín dụng, 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện cắt giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, sau khi giảm trong tháng 01/2013, đã tăng trở lại từ tháng 02/2013 đến nay.
 
Việc Công ty quản lý tài sản (VAMC) được thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian tới sẽ hỗ trợ giải quyết nợ xấu. Quỹ dự trữ ngoại hối của Nhà nước đáp ứng nhu cầu ngoại tệ 12 tuần nhập khẩu. Kinh doanh vàng đang dần đi vào hoạt động ổn định hơn so với trước.
 
Dòng vốn FDI tăng sau thời kỳ suy giảm
 
Kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm liên tục duy trì đà tăng trưởng khá cao so với cùng kỳ, luôn ở mức 2 con số, cao hơn kế hoạch đề ra (khoảng 10%) và đạt trên 10 tỷ USD/tháng.
 
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 62,1 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt gần 37,4 tỷ USD, chiếm hơn 60,2% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 28,3%; khu vực trong nước tăng 2,2%.
 
Kim ngạch nhập khẩu, nhất là nhập khẩu hàng hóa, máy móc thiết bị và vật tư phục vụ cho sản xuất từng bước cải thiện, chủ yếu nhờ sự duy trì đà tăng trưởng của 2 nhóm hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu (chiếm khoảng 30%) là nhóm điện tử - điện thoại - linh kiện máy tính và nhóm dệt may.
 
Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 63,5 tỷ USD, tăng 17,4%; trong đó: khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 35,7 tỷ USD, chiếm 56,3% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng 27,8%; khu vực trong nước tăng 6,3%.
 
Nhập siêu 6 tháng đầu năm khoảng 1,4 tỷ USD, bằng 2,3% tổng kim ngạch xuất khẩu, là mức tăng thấp và có thể kiểm soát được. Riêng khu vực FDI (không kể dầu thô) xuất siêu khoảng 1,65 tỷ USD; nếu kể cả dầu thô, xuất siêu khoảng 5,4 tỷ USD.
 
Về đầu tư nước ngoài: trong 6 tháng đầu năm, vốn FDI thực hiện ước đạt 114,3 nghìn tỷ đồng, đạt 53,4% kế hoạch; vốn đăng ký ước đạt khoảng 10,47 tỷ USD, tăng 15,86%.
 
Dòng vốn FDI đăng ký kể cả cấp mới và tăng thêm đều đã bắt đầu tăng sau thời kỳ suy giảm liên tục từ năm 2008 – 2012, trong khi vốn thực hiện duy trì tốc độ tăng so với cùng kỳ năm 2012, cho thấy nền kinh tế vĩ mô đã ổn định hơn, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã cải thiện và hấp dẫn hơn, niềm tin của các nhà đầu tư đã dần tăng trở lại. Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đã chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
 
Giải ngân vốn ODA liên tục tăng cao nhờ sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, tháo gỡ các vướng mắc trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn này. Ước 6 tháng đầu năm giải ngân đạt 2,2 tỷ USD, đạt 51,1% kế hoạch năm 2013, tăng 10% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2012 đạt gần 2 tỷ USD).
 
Thêm nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại


6 tháng năm 2013,  khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động.
Nguồn: vtv.vn

Phát triển doanh nghiệp bước đầu có những dấu hiệu tích cực: số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã được cải thiện và bắt đầu tăng so với cùng kỳ trong những tháng gần đây: 4 tháng giảm 1,2%; 5 tháng tăng 4,8%; 6 tháng tăng 7,6%. Bên cạnh đó, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động đã quay trở lại hoạt động cũng tăng dần qua từng tháng: 4 tháng khoảng 8,3 nghìn; 5 tháng khoảng 8,8 nghìn; 6 tháng khoảng 9,3 nghìn doanh nghiệp.
 
Như vậy, có thể thấy các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh đã dần phát huy tác dụng, niềm tin của nhà đầu tư vào nền kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới vẫn có xu hướng giảm do những khó khăn của nền kinh tế và khả năng huy động vốn của nhà đầu tư.
 
Hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn nhưng đang có chuyển biến bước đầu; số doanh nghiệp giải thể giảm so với cùng kỳ: 3 tháng giảm 14%; 4 tháng giảm 4,8%; 5 tháng giảm 0,9%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, tuy vẫn tăng so với cùng kỳ, nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng giảm dần: 4 tháng tăng 16,9%; 5 tháng tăng 13%; 6 tháng tăng 12,3%.
 
Trong 6 tháng đầu năm, mới sắp xếp được 16 doanh nghiệp nhà nước, trong đó cổ phần hóa 10 doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất 5 doanh nghiệp, thành lập mới 01 doanh nghiệp.
 
Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 3,54 triệu lượt, tăng 2,6%, thấp hơn rất nhiều so với mức tăng 16,9% của cùng kỳ năm 2012; trong đó: Quý I giảm 6,2%, sang Quý II đã tăng trở lại 13,5%, tăng cao nhất là khách du lịch.  
 
Quyết tâm thực hiện mục tiêu phát triển năm 2013
 
Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh bên cạnh thuận lợi, nhiệm vụ trong những tháng cuối năm 2013 còn nhiều khó khăn, thách thức, cần ra sức khắc phục hạn chế, yếu kém; quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2013.
 
Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ chưa đặt vấn đề điều chỉnh về mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ năm nay. 6 tháng cuối năm 2013, cần kiên định thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; không chủ quan, lơ là trước mục tiêu kiềm chế lạm phát. Đi đôi với đó là phải thúc đẩy phát triển kinh tế, duy trì được đà tăng trưởng ở mức hợp lý, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm 2013.
 
Đề cập tới các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu phải thực hiện tốt các chính sách về miễn, giảm, hoãn thuế; đồng thời cũng phải kiểm soát tốt việc thu đúng, thu đủ, chống tình trạng gian lận, trốn thuế; tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn. Sớm đưa Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) đi vào hoạt động, qua đó góp phần xử lý nợ xấu, khai thông dòng vốn tín dụng, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển; quyết liệt xử lý hàng tồn kho, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
 
Tiếp tục thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và việc làm; triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
 
Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương quyết liệt hơn nữa trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; đề án giảm tải bệnh viện; quan tâm chỉ đạo các giải pháp phòng chống bão lũ trong mùa mưa bão; thực hiện các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông./.
Theo vietnam.vn

Tin Liên Quan

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...

Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2024), Cục Điện ảnh sẽ tổ chức "Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ" từ ngày 24-30/4/2024 tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là "đột phá của đột phá"

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao. Việt Nam có các điều kiện và nền tảng để thực hiện việc này, các chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình cần chủ động,...

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

Bảo tàng lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ được khánh thành năm 2014, nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khu vực tham quan của bảo tàng bao gồm tầng trệt và tầng nổi; tầng nổi là Nhà trưng bày, đang trưng bày gần 1.000 hiện vật và hình ảnh cùng với những cảnh quan, cảnh tượng...

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn thông tin mạng trong dịp Lễ 30/4, 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin mạng, duy trì hoạt động ổn định các hệ thống thông tin trong thời gian diễn ra những ngày lễ lớn như Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Ngày Quốc tế lao động 01/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị các...

Sự kiện “Tuần Văn hoá – Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024

Từ ngày 27/4 - 3/5, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn sẽ tổ chức “Tuần Văn hóa - Du lịch” tỉnh Bắc Kạn năm 2024.