Đền Cô Ba bên dòng suối Nhù

Đền Cô Ba nằm ven dòng suối Nhù, thuộc thôn Làng Đền, xã Phú Nhuận (huyện Bảo Thắng). Đền thờ một nhân vật trong đạo Mẫu Tam phủ ở Việt Nam và là ngôi đền cổ đã tồn tại hàng trăm năm ở vùng đất này.

Ngày nay, người dân xã Phú Nhuận vẫn tương truyền sự tích về nàng Ba. Chuyện kể rằng, vùng đất này năm xưa có nàng công chúa xinh đẹp tuyệt trần, hay giúp đỡ dân lành. Nàng rất thạo việc sông nước nên thường dạy nhân dân trong vùng cách đi lại trên sông và đánh bắt thủy sản, vì thế, nàng được người dân yêu mến, kính trọng. Sau khi công chúa mất, người dân vùng này lập đền thờ phụng. Từ đó, đền Cô Ba trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, gắn với đời sống tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc xã Phú Nhuận và các địa phương lân cận.

Lễ hội đền Cô Ba diễn ra vào ngày 7/7 âm lịch hằng năm.

Ngôi đền tọa lạc trên gò đồi cao, lưng tựa núi, cửa hướng ra dòng suối Nhù. Vị trí sơn thủy hữu tình khiến ngôi đền giống như ngọn đuốc linh thiêng tỏa ánh sáng bao quát bản làng, trấn giữ bình an, hưng khí cho một vùng rộng lớn. Hằng năm, cứ vào dịp tháng 2 và nhất là ngày 7/7 âm lịch, người dân xã Phú Nhuận lại về tham dự Lễ hội đền Cô Ba, chiêm bái và dâng hương cầu bình an.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, kiến trúc cổ của ngôi đền không còn nhiều. Tường và mái đã được thay thế bằng những vật liệu hiện đại, làm mất đi vẻ đẹp cổ kính vốn có. Tuy nhiên, với những giá trị lịch sử, văn hóa to lớn, đền Cô Ba đã được UBND tỉnh ra quyết định công nhận là di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh vào tháng 8/2018. Sau khi được xếp hạng, đền Cô Ba sẽ được quy hoạch để bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch; giáo dục truyền thống và đáp ứng sinh hoạt tín ngưỡng của người dân xã Phú Nhuận cùng du khách thập phương.

Sự trùng tu, tôn tạo di tích có ý nghĩa lớn vì tạo được sự kết nối giữa đền Cô Ba với các di tích khác trong và ngoài huyện Bảo Thắng, hình thành tuyến du lịch tâm linh ở khu vực ven sông Hồng.

Theo Nguyễn Hữu/LCĐT

Tin Liên Quan

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.