Lào Cai có 10 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú”

Ngày 8/3/2019, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ký Quyết định số 355/QĐ-CTN phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho 561 cá nhân đã có cống hiến xuất sắc trong việc giữ gìn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Đây là lần xét tặng lần thứ 2; tỉnh Lào Cai vinh dự có 10 “Nghệ nhân Ưu tú” đại diện cho cộng đồng các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Tày, Giáy, nâng tổng số “Nghệ nhân Ưu tú ” toàn tỉnh lên 19 nghệ nhân. Đó là các ông bà: Hoàng Chúng (dân tộc Mông); Lâm Quang Cửa (dân tộc Tày); Lâm Văn Lù (dân tộc Tày); Hoàng Thị Quanh (dân tộc Tày); Bàn Văn Sang (dân tộc Dao); Lù Phìn Hòa (dân tộc Nùng); Hoàng Văn Thụy (dân tộc Tày); Ma Thanh Sợi (dân tộc Tày) đều được phong tặng “Nghệ nhân Ưu tú” loại hình Trình diễn nghệ thuật dân gian. Ông Triệu Nguyên Minh (dân tộc Dao) và bà Phan Thị Phổ (dân tộc Giáy) được phong tặng “Nghệ nhân Ưu tú” loai hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng.

Nghệ nhân Lâm Quang Cửa biểu diễn múa gậy sinh tiền.

Xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được tổ chức định kỳ 3 năm/lần. Trước đó, vào năm 2015, Chủ tịch nước đã phong tặng “Nghệ nhân Ưu tú” cho 617 nghệ nhân trên toàn quốc.

Nghệ nhân Triệu Nguyên Minh truyền dạy chữ Nôm Dao cho cháu. 

Việc phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân Ưu tú” là sự tôn vinh, động viên, khích lệ của Đảng, Nhà nước đối với những cá nhân đang lưu giữ, trao truyền và thực hành phổ biến di sản văn hóa phi vật thể, góp phần vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.

Lào Cai: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Người Tày xã bản Hồ giữ nghề truyền thông

Nghề dệt vải, nhuộm chàm truyền thống của người Tày xã Bản Hồ (thị xã Sa Pa) đang được lưu giữ, bảo tồn và phát huy. Đây không chỉ là nghề truyền thống, mang lại thu nhập cho người dân mà còn là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Lào Cai: Bảo tồn lễ hội, phong tục tập quán xã hội tiêu biểu phục vụ phát triển du lịch

Năm 2024, tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu: Lập 03 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Phục dựng, bảo tồn và phát huy giá trị ít nhất 01 lễ hội gắn với phát triển du lịch.

Phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024

Từ ngày 15/4 đến hết ngày 19/4/2024, Lào Cai phát động “Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai. Trong đó, ngày 15/4 là ngày phát động đồng bộ thực hiện mặc trang phục truyền thống các dân tộc trên phạm vi toàn tỉnh.

Nét đẹp văn hóa của chợ tình Sa Pa

Không chỉ có tiềm năng từ thiên nhiên ban tặng, Sa Pa còn giàu về văn hóa, lối sống, phong tục và con người. Điển hình trong đó không thể không nhắc đến chợ tình Sa Pa.