Góp phần bảo tồn bản sắc dân tộc

Xã Xuân Quang (huyện Bảo Thắng) là vùng đất đa sắc màu văn hóa bởi có 11 dân tộc cùng sinh sống. Thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc trên địa bàn xã luôn được quan tâm, trong đó việc thành lập và duy trì hoạt động các đội văn nghệ quần chúng trên địa bàn đã góp phần không nhỏ vào công tác này, đồng thời nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

Bà Nguyễn Thị Thu, Trưởng thôn Trang Nùng, xã Xuân Quang cho biết: Đội văn nghệ của thôn có 18 thành viên gồm nhiều thành phần dân tộc. Những khi nông nhàn, vào mỗi tối, các thành viên lại tới nhà văn hóa tập luyện, đó có thể là điệu múa khèn của người Mông, múa xòe của người Thái hoặc hát Then của người Tày. Ngoài những lúc tự tập luyện, đội thường xuyên giao lưu với các đội văn nghệ của những thôn khác, tham gia biểu diễn trong các chương trình do xã, huyện tổ chức.

Ông Bùi Đức Kiểm, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Quang cho biết: Xã có 19 thôn, tất cả các thôn đều có đội văn nghệ quần chúng. Hoạt động của các đội văn nghệ được duy trì thường xuyên, hiệu quả. Để tạo thêm sân chơi cho người dân, hằng năm xã tổ chức thi văn nghệ giữa các cụm thôn, xã, qua đó thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng, tạo không khí sôi nổi trong phong trào văn hóa, văn nghệ ở địa phương, đồng thời góp phần bảo tồn các giá trị truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Buổi tập luyện của Đội văn nghệ thôn Tả Thàng.

Để có thêm thông tin ở cơ sở, chúng tôi tìm về thôn Tả Thàng của xã Gia Phú. Chị Đào Thị Dơi, Đội trưởng Đội văn nghệ thôn Tả Thàng cho hay: Trước đây, ở thôn chưa có đội văn nghệ. Thấy các thôn khác sôi nổi với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, đồng thời mong muốn bảo tồn nét văn hóa Then Tày ở thôn, năm 2018, chị cùng một số người đứng ra vận động, kêu gọi bà con tham gia thành lập đội văn nghệ thôn. Những lo lắng về việc duy trì hoạt động của đội thời điểm mới thành lập giờ đã không còn nhờ các thành viên đều hăng say tập luyện. Là đội còn “non trẻ”, nhưng tại Hội diễn văn nghệ quần chúng các nhà văn hóa thôn, tổ dân phố huyện Bảo Thắng năm 2018, Đội văn nghệ thôn Tả Thàng đã giành giải C. Đây là sự động viên để đội văn nghệ duy trì hoạt động trong thời gian tới.

Theo ông Hồ Quang Hợp, Phó Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Bảo Thắng, thời gian qua, các hoạt động văn hóa, văn nghệ quần chúng trên địa bàn huyện phát triển mạnh, khơi dậy những giá trị văn hóa dân tộc, thu hút người dân tập luyện và tham gia. Huyện hiện có hơn 200 đội, tổ, nhóm văn nghệ, câu lạc bộ với hình thức hoạt động phong phú, như câu lạc bộ thơ, chèo, bảo tồn âm nhạc dân ca, dân vũ truyền thống. Các đội, câu lạc bộ hoạt động theo phương thức xã hội hóa, tự đóng góp kinh phí mua sắm trang phục, thiết bị âm thanh, tự sáng tác và dàn dựng chương trình. “100% xã, thị trấn và các thôn, tổ dân phố ở Bảo Thắng tự tổ chức được các hoạt động văn hóa, văn nghệ, phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của người dân. Nhờ đó, các loại hình nghệ thuật, phong tục, tập quán tốt đẹp, trò chơi dân gian truyền thống cũng được khôi phục và phát huy” - ông Hợp nói.

Nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi trong phong trào văn hóa, văn nghệ trên địa bàn, những năm qua, huyện Bảo Thắng đã tổ chức hàng trăm hội thi, hội diễn văn nghệ cấp huyện, cấp cơ sở, đặc biệt là hội diễn văn nghệ quần chúng và hội thi văn hóa, thể thao các dân tộc thiểu số được tổ chức 2 năm 1 lần.

Bên cạnh việc tạo sân chơi lành mạnh cho nhiều lứa tuổi, phát hiện những nhân tố mới để bồi dưỡng, phong trào văn nghệ quần chúng đã góp phần quan trọng vào việc giáo dục chính trị, tư tưởng, thay đổi, xóa bỏ những hủ tục, đấu tranh và bài trừ hiệu quả các sản phẩm văn hóa độc hại xâm nhập vào đời sống. Đồng thời, từ phong trào này đã khích lệ người dân phát huy vai trò trong thực hiện phong trào “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa”.

Theo Quỳnh Trang/LCĐT

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.