Luật chống phát tán tin giả tại Singapore chính thức có hiệu lực

Năm tháng sau khi được thông qua tại quốc hội, luật mới của Singapore nhằm chống lại tình trạng phát tán thông tin sai lệch trên internet đã chính thức có hiệu lực từ ngày 2-10.

Theo Luật bảo vệ khỏi sự thao túng và lừa dối trực tuyến (POFMA) vừa được Quốc hội Singapore thông qua hôm 9-5, những cá nhân hoặc công ty vi phạm luật có thể bị xử phạt hình sự. Đối với các công ty công nghệ, mức phạt lên tới 1 triệu SGD. Đối với cá nhân, có thể bị phạt 100.000 SGD hoặc ngồi tù lên tới 10 năm, hoặc cả hai.

Đối tượng áp dụng của POFMA là các nền tảng mạng xã hội, các cổng tin tức, các nền tảng chat, thảo luận trực tuyến. Tuy nhiên, mục tiêu quan trọng mà luật nhắm tới là các mạng xã hội như Facebook, Youtube, Twitter vốn bị chỉ trích về vấn nạn tin giả trong nhiều năm gần đây do cơ chế giám sát lỏng lẻo.

Luật mới này trao cho các bộ trưởng quyền quyết định đâu là thông tin giả và dựa vào lợi ích của cộng đồng sẽ yêu cầu một cơ quan có thẩm quyền hành động. Điều này bao gồm việc đăng tải thông tin đính chính bên cạnh nội dung sai phạm hoặc ra lệnh gỡ bỏ trong các trường hợp đặc biệt.

Theo POFMA, các công ty được xác định là các công ty internet và quảng cáo trực tuyến trung gian sẽ phải tuân thủ theo các điều khoản của luật để ngăn chặn các nền tảng của họ được sử dụng vào việc phát tán tin giả. Theo đó, Google, Facebook, Twitter, Tạp chí SPH, WeChat và Yahoo có thể được yêu cầu xác định danh tính của những người muốn đưa nội dung chính trị phải trả tiền trên hệ thống thông tin trực tuyến ở Singapore, như các quảng cáo tìm cách ảnh hưởng đến kết quả của các cuộc bầu cử. Các công ty này cũng có thể được yêu cầu công khai nội dung chính trị được trả tiền, cùng với những thông tin khác.

(theo Nhân Dân/Theo StraitsTimes)

Tin Liên Quan

Lễ khởi động Năm giao lưu nhân dân ASEAN-Trung Quốc 2024

Lễ khởi động là một trong những hoạt động trọng điểm triển khai quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 26 (Jakarta, tháng 9/2023) nhằm đẩy mạnh giao lưu nhân dân, làm sâu sắc giao lưu văn hóa và thắt chặt tình hữu nghị giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Thủ tướng truyền tải thông điệp quan trọng về 'Bài học từ ASEAN' tại WEF Davos

Chiều 17/1 (giờ địa phương), tại Davos, Thụy Sĩ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu với tư cách diễn giả chính tại phiên thảo luận "Bài học từ ASEAN" trong khuôn khổ Hội nghị WEF Davos năm 2024.

Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á

Ngày 30/12/2023, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã ra Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á.

Lào sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN lần thứ 3 trong năm 2024

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, hiện Lào đã sẵn sàng đảm nhận cương vị Chủ tịch ASEAN trong năm 2024 với chủ đề “ASEAN: Thúc đẩy sự kết nối và tự cường”.

Khai mạc Diễn đàn chiến lược ASEAN-Hàn Quốc

Ngày 1/11/2023, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Hàn Quốc tổ chức Diễn đàn chiến lược ASEAN-Hàn Quốc với chủ đề "Hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Hàn Quốc vì hòa bình, an ninh và thịnh vượng". Đây là sáng kiến do Việt Nam đề xuất.

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16 sẽ diễn ra từ 20-23/9 tại Đà Nẵng

Từ ngày 20-23/9, tại TP. Đà Nẵng, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN lần thứ 16, Hội nghị Bộ trưởng Thông tin ASEAN+3 lần thứ 7 và các hội nghị quan chức cấp cao liên quan. Quy mô khoảng 100-150 đại biểu quốc tế và 250-300 đại biểu Việt Nam.