Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa

Di sản văn hóa là tài sản vô giá, là sản phẩm kết tinh những giá trị lao động, sáng tạo của cha ông để lại. Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần xã hội, là mục tiêu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, những năm qua, thành phố Lào Cai đã có nhiều giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Lễ hội đền Thượng hằng năm thu hút du khách đến tham quan, chiêm bái.

Trên địa bàn thành phố Lào Cai hiện có 8 di tích lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 3 di tích được xếp hạng di tích cấp quốc gia (đền Thượng, đền Mẫu, đền Cấm) và 5 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh (đền Đôi Cô và chùa Cam Lộ, đền Quan, đền Vạn Hòa, Khu di tích cách mạng Cam Đường, Khu di tích lịch sử Trung tâm kỹ thuật nghiệp vụ C17 - Bộ Công an). Thành phố cũng có 1 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được xếp hạng vào năm 1996 là lễ hội đền Thượng, có cây đa cổ thụ hàng trăm năm tuổi được công nhận là Cây di sản Việt Nam.

Ngoài ra, thành phố Lào Cai đã và đang triển khai việc phục dựng, tái hiện nhằm bảo tồn các nghi lễ của đồng bào các dân tộc như nghi lễ cấp sắc, chữ Nôm của dân tộc Dao; nghi lễ Then của dân tộc Tày; lễ hội Lồng tồng của dân tộc Tày, Giáy; nghệ thuật trang trí trên trang phục của dân tộc Xa Phó…

Công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di tích, danh thắng trên địa bàn thành phố đã và đang được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố đặc biệt quan tâm để gìn giữ di sản của cha ông để lại, đồng thời thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam. Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Lào Cai khóa XXII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã xây dựng và triển khai Đề án số 10 về “Phát triển văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao gắn với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng con người thành phố Lào Cai văn minh, lịch sự, thân thiện, kỷ cương”.

Sau khi đề án được triển khai, cả hệ thống chính trị từ thành phố đến cơ sở đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm về tuyên truyền, phổ biến về Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, các quy định pháp luật đối với công tác bảo tồn, bảo tàng, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa, các di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố. Trong đó nổi bật là xây dựng thành công ấn phẩm “10 năm thành phố Lào Cai xây dựng và phát triển” và ấn phẩm “Thành phố Lào Cai - di tích lịch sử văn hóa tâm linh”. Các ấn phẩm đã góp phần quảng bá đến người dân và du khách về lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội, các di tích, danh lam, thắng cảnh trên địa bàn thành phố. Qua đó hình thành ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch của người dân.

Để nâng cao chất lượng phục vụ du khách, thành phố Lào Cai đã đẩy mạnh việc trùng tu, tôn tạo, sửa chữa và nâng cấp nhiều hạng mục các di tích với kinh phí hơn 56 tỷ đồng. Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan tổ chức đón tiếp, hướng dẫn khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hóa, lễ hội đảm bảo thuận lợi, an toàn và chu đáo. Xác định bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa góp phần phát triển du lịch, thành phố Lào Cai đã tích cực sưu tầm, phục dựng và xây dựng các di tích lịch sử khang trang nhưng vẫn đảm bảo truyền thống. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 4 điểm du lịch được UBND tỉnh công nhận, gồm: Điểm du lịch tâm linh đền Thượng, đền Mẫu (phường Lào Cai); điểm du lịch tâm linh đền Đôi Cô, chùa Cam Lộ (phường Bình Minh); điểm du lịch tâm linh đền Quan, đền Cấm (phường Phố Mới); điểm du lịch tâm linh đền Vạn Hòa (xã Vạn Hòa). Lượng du khách đến thành phố trong những năm qua không ngừng tăng. Tính đến tháng 10/2019, thành phố đã đón 2,89 triệu lượt khách, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2018; doanh thu từ du lịch tăng hơn 40%. Từ phát triển du lịch đã tạo nguồn lực quan trọng để đầu tư cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, là động lực cho các ngành thương mại, dịch vụ phát triển.

Công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa của thành phố đã thu được những kết quả quan trọng. Trong thời gian tới, chính quyền và nhân dân thành phố Lào Cai, đặc biệt là ngành văn hóa - thông tin sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về thực hiện Luật Di sản văn hóa, đồng thời đầu tư nguồn lực cho việc bảo tồn di sản văn hóa, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống…

Theo Ba Zin /LCĐT

Tin Liên Quan

Bồi đắp niềm tự hào văn hóa dân tộc

“Tuần lễ trang phục truyền thống các dân tộc” tỉnh Lào Cai năm 2024 diễn ra từ ngày 15/4 – 19/4 đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cá nhân, tập thể. Tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư trên địa bàn tỉnh, cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, lao động và người dân thể hiện rõ niền tự hào...

Nghi lễ đặc sắc trong tết Thanh minh của người Bố Y

Người dân tộc Bố Y trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ có hơn 2000 người, chủ yếu sinh sống ở các xã: Thanh Bình, Nậm Chảy, Tung Chung Phố và thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương). Trong đời sống tâm linh của người Bố Y, tết Thanh Minh “Sứn mìn” đã trở thành nét văn hóa đặc sắc được truyền lại từ...

Đền Quan ghi dấu nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự

Tọa lạc ở phường biên giới Lào Cai (thành phố Lào Cai), đền Quan là một trong những di tích quan trọng, còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa, quân sự. Thuở xưa, đây là nơi ghi dấu công lao to lớn của quân đội nhà Trần do Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn chỉ huy lên trấn ải vùng biên giới Lào Cai.

Hoa văn phượng hoàng trong trang phục của người Nùng Dín

Mỗi một dân tộc đều có những nét độc đáo riêng trong bản sắc văn hóa truyền thống. Với người Nùng Dín ở vùng biên giới Mường Khương (Lào Cai), một trong những đặc điểm nhận diện rõ nhất trong trang phục truyền thống của họ, chính là vẻ đẹp tinh tế và đầy màu sắc của hoa văn phượng hoàng thêu trên...

Phát triển du lịch từ bản sắc văn hóa

Trong những năm qua, tỉnh Lào Cai luôn kiên định phát triển du lịch dựa trên các giá trị bền vững, gắn với bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm từng bước tạo lập trong lòng du khách trong nước và quốc tế thông điệp “An toàn...

Đền Mẫu Trịnh Tường - Điểm đến tâm linh

Tọa lạc đầu nguồn sông Hồng, đền Mẫu Trịnh Tường, huyện Bát Xát trở thành “cột mốc tâm linh” khu vực biên giới, thu hút nhiều người dân trong và ngoài tỉnh tới vãn cảnh và chiêm bái.