Thắng cảnh Động Hàm Rồng - Mường Khương

Động Hàm Rồng, một di tích danh thắng cấp Quốc Gia, thuộc địa phận xã Tung Chung Phố,  huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đây là điểm du lịch hấp dẫn với phong cảnh hữu tình của thiên nhiên và sự đa dạng, huyền ảo của sắc màu nhũ đá trong hang động.
Động Hàm Rồng cách thành phố Lào Cai hơn 50km về phía Đông Bắc (theo quốc lộ 4D) và cách thị trấn Mường Khương khoảng 2km. Nằm ngay dưới chân núi Hàm Rồng thôn Na Bủ, với tổng diện tích bảo vệ trên 300 ha.

Sở dĩ được gọi là động Hàm Rồng vì theo truyền thuyết và những câu chuyện dân gian kể lại, vào những ngày thời tiết thay đổi, nơi đây lại xuất hiện một con rồng to trú ngụ trong hang, vì vậy người dân đặt tên cho động này là động Hàm Rồng. Còn ngọn núi Hàm Rồng khi nhìn từ xa trông giống như cái miệng khổng lồ ngước lên trời. Tương truyền đó là đầu rồng hóa đá.

Đường đến động Hàm Rồng, đi men theo dòng suối Tùng Lâu, quanh năm uốn mình trên khe núi và tạo thành dòng thác “Pao Tủng” – một thắng cảnh tuyệt diệu của vùng đất Mường Khương.


Nhũ đá óng ánh (nguồn dulichtaybac.vn)

Cửa động Hàm Rồng với chiều rộng hơn 6m, vòm cao 5m nên việc vào tham quan rất thuận tiện, dễ dàng. Sâu vào trong động có nhiều nhũ đá màu ánh bạc trong suốt, đan xen nhau, tạo thành bức màn gió óng ánh phản chiếu. Hai bên vách động là những nhũ thạch với đa dạng hình thù khác nhau, như hình con dê đang ăn cỏ, con chim đang bay lượn, những ô ruộng bậc thang, các nông cụ sản xuất và những chiếc bàn, chiếc ghế. Giữa hang động là khối hình trụ tròn có đầu giống ông bụt với khuôn mặt phúc hậu, hiền lành; có chỗ trông như bàn cờ tiên hay  cửa buồng của công chúa... Càng vào sâu trong hang động, cảnh vật càng uy nghi lộng lẫy, đa sắc màu. Bên cạnh đó, động Hàm Rồng còn chứa đựng nhiều yếu tố dân gian phong phú và hấp dẫn, phản ánh đời sống văn hóa tâm linh của cộng đồng các dân tộc huyện Mường Khương.


Những khối đa dạng hình thù (nguồn dulichtaybac.vn)

Động Hàm Rồng bao gồm 4 hang: Hang Lũng Pâu thuộc xã Tung Chung Phố, nằm sâu trong lòng dãy núi đá vôi sừng sững. Đây chính là nơi phát hiện ra trống đồng Pha Long nổi tiếng, có niên đại cách đây gần 4.000 năm.

Hang Nắm Oọc thuộc xã Nấm Lư có nhiều nhũ đá, tượng bụt kỳ ảo. Hàng năm, người Nùng và một số thôn, bản khác trong vùng thường tổ chức các lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc mình.

Hang Mười Ngựa thuộc xã Tả Ngải Chồ. Nơi đây từng là địa bàn hoạt động của bọn phỉ Châu Quang Lồ, tay sai của thực dân Pháp. Đã bị quân dân địa phương và bộ đội tiêu diệt nhằm góp phần giải phóng khu Pha Long năm 1952.

Khu hang động Cao Sơn nằm ẩn mình trong lòng dãy núi đá vôi cao chót vót. Bên trong hang có rất nhiều nhũ đá hình dạng đẹp mắt, trông giống như những ô ruộng bậc thang và các nông cụ sản xuất... Thời kỳ chống Pháp, đây còn là căn cứ hoạt động cách mạng ở Mường Khương và là khu vực phòng thủ an ninh - quốc phòng bảo vệ vững chắc biên cương tổ quốc thời kỳ đất nước đổi mới.

Động Hàm Rồng không chỉ có giá trị rất lớn về du lịch, địa chất, thẩm mỹ mà còn là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho nhiều họa sỹ, nhiếp ảnh gia. Đến với động Hàm Rồng, du khách sẽ có một hành trình du lịch thú vị, thỏa mãn chiêm ngưỡng phong cảnh hữu tình của núi rừng, sông suối tự nhiên, khám phá vẻ nguyên sơ ẩn chứa trong quần thể hang động, cùng nhiều nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc huyện Mường Khương nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

Động Hàm Rồng được công nhận là Di tích danh thắng cấp Quốc Gia tháng 4 năm 2003./.
Nguyễn Mạnh

Tin Liên Quan

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Khai mạc Lễ hội mùa hè “Sa Pa - Xứ sở của tình yêu"

Tối 27/4, tại sân quần thị xã Sa Pa đã khai mạc Lễ hội mùa Hè Sa Pa năm 2024 với chủ đề "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu". Đây là một trong năm lễ hội thường niên đã trở thành sản phẩm văn hóa, du lịch đặc trưng mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

Bảo Yên khai mạc Ngày hội Văn hóa dân gian “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ 2 năm 2024”

Ngày 27/4, huyện Bảo Yên long trọng tổ chức khai mạc chuỗi các hoạt động kích cầu du lịch tại Điểm du lịch cộng đồng Nghĩa Đô với chủ đề “Sắc vàng bên dòng Nặm Luông lần thứ hai năm 2024” gồm nhiều sự kiện hấp dẫn.