Tổng Giám đốc ILO hoan nghênh các quốc gia phê chuẩn Công ước Lao động hàng hải

Ngày 20/8, Công ước Lao động hàng hải (MLC) đã chính thức có hiệu lực, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các thủy thủ làm việc trên biển cũng như cho việc bảo vệ các tuyến vận tải biển và cuộc cạnh tranh công bằng, bình đẳng giữa các tập đoàn vận tải biển.
 
Tổng Giám đốc Lao động quốc tế Guy Ryder.
(Nguồn: un.org)
MLC được thông qua tại Hội nghị lần thứ 54 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), tổ chức vào ngày 7/2/2006, đúng lúc nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ngày càng tăng, chiếm tới 90% tổng lượng hàng hóa thương mại toàn cầu, cũng như việc cần thiết phải không ngừng nâng cao chất lượng và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ của thuyền viên làm việc trên biển và tạo mọi thuận lợi cho vận tải hàng hải.

MLC được xây dựng trên cơ sở tập hợp 68 công ước về lao động hàng hải đã được ILO thông qua từ năm 1919, khi tổ chức này ra đời và hợp nhất thành một công ước nhằm điều chỉnh thống nhất các tiêu chuẩn, hướng dẫn phù hợp với hoạt động hàng hải hiện nay và loại bỏ những quy định không còn phù hợp.

MLC quy định tiêu chuẩn về quyền và lợi ích của thủy thủ, phù hợp với Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, ký năm 1974 và sửa đổi bổ sung (SOLAS), cũng như Công ước quốc tế về tiêu chuẩn huấn luyện, đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn và trực ca của thuyền viên, ký năm 1978 và sửa đổi bổ sung (STCW), Công ước quốc tế về phòng ngừa ô nhiễm dầu từ tàu biển (MARPOL),...

Phát biểu nhân dịp này, Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder hoan nghênh và đánh giá cao việc MLC chính thức có hiệu lực sau khi được 45 quốc gia thành viên của tổ chức này phê chuẩn. Ông cũng bày tỏ hy vọng văn kiện này sẽ giúp thúc đẩy hoạt động vận tải hàng hải toàn cầu, góp phần phát triển kinh tế xã hội của tất cả các nước thành viên./.

(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.