Nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP, ngày 29/8/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Nghị quyết nêu rõ, thời gian qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (ĐTNN) đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng và phát triển của Việt Nam. Tính đến tháng 6, cả nước có 15.067 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký khoảng 218,8 tỉ USD, vốn thực hiện khoảng 106,3 tỉ USD. Tuy nhiên, thu hút ĐTNN vẫn chưa đạt được một số mục tiêu kỳ vọng về thu hút công nghệ cao, công nghệ nguồn, công nghiệp hỗ trợ, đầu tư phát triển hạ tầng và chuyển giao công nghệ. Chất lượng của dự án ĐTNN nhìn chung chưa cao, giá trị gia tăng thấp, một số doanh nghiệp ĐTNN sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Một số doanh nghiệp ĐTNN có biểu hiện sử dụng phương thức chuyển giá để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách, không bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động…
 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đóng góp tích cực vào thành tựu tăng trưởng
 và phát triển của Việt Nam.
(Ảnh minh họa. Nguồn: bacninh.gov.vn)


Nghị quyết đã chỉ ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế nêu trên là do hệ thống luật pháp chính sách còn nhiều quy định chưa đồng bộ, chồng chéo, thiếu nhất quán; Việt Nam chưa chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để đảm bảo cho ĐTNN vận hành một cách có hiệu quả như kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, hệ thống doanh nghiệp nhà nước, quy hoạch, rào cản kỹ thuật hợp lý... Việc thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ đầy đủ quy hoạch và khả năng đáp ứng của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

Trước tình trạng trên, để phù hợp với tình hình mới, nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của môi trường đầu tư, Nghị quyết của Chính phủ đã nêu rõ quan điểm, định hướng ĐTNN trong thời gian tới: Kinh tế có vốn ĐTNN là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được Nhà nước khuyến khích phát triển lâu dài, được bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và được đối xử bình đẳng trên cơ sở hợp tác cùng có lợi, thực hiện theo đúng cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Đây là nguồn lực quan trọng của nền kinh tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tái cơ cấu nền kinh tế. Việc sửa đổi, điều chỉnh chính sách, pháp luật ĐTNN phải bảo đảm nguyên tắc không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, ngày càng thuận lợi hơn và ưu đãi hơn.

Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các tỉnh, thành phố quán triệt quan điểm, định hướng và tập trung chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện các giải pháp: hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực; điều chỉnh một số nguyên tắc quản lý và phân cấp đầu tư; hoàn thiện tiêu chí cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư.

Để thực hiện tốt Nghị quyết, Chính phủ cũng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương, trong đó tập trung rà soát, bổ sung, sửa đổi và xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thu hút ĐTNN; cũng như thời gian hoàn thành trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.