Xuất khẩu phục hồi và tăng nhẹ, đạt hơn 147 tỷ USD

Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 147,61 tỷ USD, tăng 1,5% tương ứng tăng 2,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

 

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 7 (từ ngày 16-31/7) đạt 25,51 tỷ USD, tăng 19,3% (tương ứng tăng 4,12 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng này.

Kết quả đạt được trong nửa cuối tháng 7/2020 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 7 tháng đầu năm 2020 đạt 286,82 tỷ USD, nhưng vẫn giảm 0,8%, tương ứng giảm 2,19 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 172,86 tỷ USD, giảm 5,1% (tương ứng giảm 9,28 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 113,96 tỷ USD, tăng 6,6% (tương ứng tăng 7,1 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.

Trong kỳ 2 tháng 7, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 2,34 tỷ USD đưa mức thặng dư thương mại hàng hóa của của Việt Nam trong năm 7 tháng đầu năm đạt 8,39 tỷ USD.

Nửa cuối tháng 7, xuất khẩu đạt 13,92 tỷ USD, tăng 27,6% (tương ứng tăng 3,01 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 1 tháng 7/2020.

Các mặt hàng có mức tăng biến động như: điện thoại các loại và linh kiện tăng 757 triệu USD, tương ứng tăng 42,9%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 645 triệu USD, tương ứng tăng 37,8%; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 370 triệu USD, tương ứng tăng 38,7%; hàng dệt may tăng 198 triệu USD, tương ứng tăng 14%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 101 triệu USD, tương ứng tăng 19,7%; hàng thủy sản tăng 90 triệu USD, tương ứng tăng 25,2%...

Tính đến hết tháng 7, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 147,61 tỷ USD, tăng 1,5% tương ứng tăng 2,11 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2019.

Về nhập khẩu trong nửa cuối tháng 7, tổng trị giá đạt 11,58 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng 1,11 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa đầu tháng 7/2020.

Các nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 391 triệu USD, tương ứng tăng 15%; máy móc thiế​t bị, dụng cụ, phụ tùng tăng 201 triệu USD, tương ứng tăng 13,5%; điện thoại các loại và linh kiện tăng 126 triệu USD, tương ứng tăng 24%...

Hết tháng 7/2020, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 139,21 tỷ USD, giảm 3% (tương ứng giảm 4,3 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2019.

Theo baochinhphu.vn (http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Gia-gao-xuat-khau-Viet-Nam-vuon-len-dan-dau-the-gioi/404414.vgp)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.