Tăng cường vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh

Với tư cách là Ủy viên không Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát huy vai trò tích cực của mình, góp phần nâng cao nhận thức, tiếng nói và sự tham gia của phụ nữ trong kiến tạo, duy trì hòa bình và an ninh ở khu vực và trên thế giới.

Đại diện lực lượng Gìn giữ hòa bình Việt Nam chia sẻ những đóng góp, khó khăn và quyết tâm trong thực thi nhiệm vụ Gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan và Cộng hòa Trung Phi.

Sáng 30-10, tại Hà Nội, Học viện Ngoại giao phối hợp Quỹ Konrad-Adenauer (KAS, Đức) tổ chức Hội thảo quốc tế Tăng cường vai trò của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh, nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình, hướng tới thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong hòa bình và an ninh, đồng thời đóng góp cho sự tham gia của Việt Nam trong việc thúc đẩy nghị trình về phụ nữ, hòa bình và an ninh tại các diễn đàn đa phương, đặc biệt là tại HĐBA LHQ và ASEAN.

Hội thảo được thực hiện theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Hơn 70 đại biểu đến từ các bộ, ban, ngành, đại diện các cơ quan, viện nghiên cứu, trường đại học có uy tín trong nước và quốc tế, cùng đại diện LHQ và Đại sứ quán các nước tham dự trực tiếp tại đầu cầu Hà Nội. Hội thảo cũng có sự góp mặt của các chuyên gia hàng đầu thế giới và khu vực về vấn đề phụ nữ với hòa bình và an ninh.

Phát biểu khai mạc, TS Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao khẳng định, nghị trình về phụ nữ, hòa bình và an ninh là một trọng tâm trong đối ngoại đa phương của Việt Nam, đặc biệt là tại LHQ và trong khuôn khổ ASEAN. TS Sơn nhấn mạnh đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực góp phần tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của phụ nữ trong các tiến trình hòa bình và an ninh, đồng thời thể hiện cam kết chung mạnh mẽ của Việt Nam và các nước trong việc tăng cường vai trò của phụ nữ trong bối cảnh khu vực và quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp và nhiều thách thức mới nổi lên.

Ông Mohammad Naciri, Giám đốc UN Women Khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những minh chứng tiêu biểu trong việc thúc đẩy vai trò và sự tham gia của phụ nữ đối với hoạt động giữ gìn hòa bình của LHQ. Hội thảo diễn ra rất kịp thời bởi tuần này LHQ đang tổ chức kỷ niệm lần thứ 20 Nghị quyết 1325, văn kiện lịch sử đánh dấu lần đầu tiên HĐBA LHQ ghi nhận ảnh hưởng của xung đột vũ trang đối với phụ nữ và trẻ em gái, thừa nhận những giá trị và đóng góp của phụ nữ đối với gìn giữ hòa bình, giải quyết xung đột và kiến tạo hòa bình.

Hội thảo tập trung thảo luận hai nội dung chính, gồm các cơ hội và thách thức đối với phụ nữ, hòa bình và an ninh dưới tác động của các xu thế mới nổi lên thời kỳ hậu Covid-19 và những khuyến nghị nhằm tăng cường vai trò và quyền năng của phụ nữ đối với hòa bình và an ninh.

Các đại biểu đều thống nhất với quan điểm rằng sự tham gia của phụ nữ là điều cần thiết để xây dựng hòa bình bền vững, đặc biệt trong việc giải quyết nguồn gốc của vấn đề. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng đề xuất nhiều khuyến nghị, nhằm nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ, đặc biệt là tiến bộ về bình đẳng giới.

https://nhandan.org.vn/tin-tuc-the-gioi/tang-cuong-vai-tro-cua-phu-nu-doi-voi-hoa-binh-va-an-ninh-622579/

 

Theo Báo Nhân dân

Tin Liên Quan

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.