VSIP: Hình mẫu hợp tác đầu tư Việt Nam-Singapore.

Khởi đầu dựa trên ý tưởng của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt và cựu Thủ tướng Singapore Goh Chok Tong, các KCN Việt Nam-Singapore (VSIP) giờ đây đã trở thành hình mẫu trong hợp tác đầu tư giữa hai nước.

Liên doanh VSIP đầu tiên được thành lập vào năm 1996, đã được phát triển và xây dựng thành một mô hình công nghiệp tích hợp cả 3 các yếu tố “làm việc, sống và giải trí”.

Đến nay, đã có 4 khu công nghiệp VSIP trên cả nước với tổng quỹ đất hơn 6.000 ha bao gồm đất công nghiệp, đô thị và dịch vụ, trong đó có 2 dự án tại miền Nam (tỉnh Bình Dương), 2 dự án tại miền Bắc (tỉnh Bắc Ninh và TP. Hải Phòng).

Dự kiến ngày 13/9, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long sẽ dự Lễ động thổ Khu liên hợp công nghiệp-đô thị-dịch vụ VSIP thứ 5 tại Quảng Ngãi.

Thực tế, các khu công nghiệp VSIP đã và đang góp phần rất lớn trong thu hút đầu tư. Số liệu từ Công ty liên doanh TNHH VSIP cho biết, tính đến nay, các VSIP đã thu hút 492 nhà đầu tư, với tổng vốn đầu tư lên tới 6,7 tỷ USD.

Riêng hai khu VSIP ở Bình Dương thu hút được 425 nhà đầu tư từ 22 quốc gia khác nhau, với tổng vốn đăng ký 4,7 tỷ USD. Trong đó, VSIP 1 với diện tích phủ kín 100%, tạo ra hơn 96.367 việc làm cho người lao động và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa tỉnh Bình Dương. Khu công nghiệp VSIP 2 đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng, lấp đầy 98% diện tích, tạo việc làm cho 26.043 lao động.

VSIP Bắc Ninh đã thu hút được 46 nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư trên 900 triệu USD với các nhà đầu tư tên tuổi như: Pepsi Co., Nokia,… là địa điểm lý tưởng cho các nhà máy điện tử, dược phẩm, phụ tùng ô tô, cơ khí chính xác, hàng tiêu dùng và kho vận.

Dự án VSIP Hải Phòng hiện đã có khoảng 17 doanh nghiệp cam kết đầu tư trong đó tập đoàn Kyocera Mita (Nhật Bản) đã khởi công xây dựng nhà máy trong n��m 2011 và hiện đã đi vào hoạt động.

VSIP Quảng Ngãi được cấp giấy chứng nhận đầu tư ngày 23/4/2012, với tổng diện tích 1.746 ha, trong đó đất cho khu công nghiệp là 1.226 ha, tổng vốn đầu tư giai đoạn I là 125,35 triệu USD.

Ngay tại lễ khởi công ngày 13/9, Quảng Ngãi sẽ cấp chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, đồng thời công bố 2 nhà đầu tư đã ký cam kết đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi. Trong đó, đáng chú ý là Dự án Nhà máy Sản xuất bánh kẹo và nước giải khát URC Central Dung Quất (Anh), với tổng vốn đầu tư 742,7 tỷ đồng.

Sau hơn 17 năm hình thành và phát triển, các khu công nghiệp VSIP đã góp phần thúc đẩy nên kinh tế của Việt Nam phát triển, và củng cố vị thế của Việt Nam trong khu vực như một trung tâm đầu tư bền vững.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Quốc hội bầu ông Trần Thanh Mẫn làm Chủ tịch Quốc hội

Chiều 20/5, Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự, thực hiện quy trình bầu Chủ tịch Quốc hội đối với ông Trần Thanh Mẫn.

Hiệp ước Xanh: Hành trình nhiều gian nan

Việc thực hiện Hiệp ước Xanh ở châu Âu đang đối mặt nhiều khó khăn do lo ngại về tác động kinh tế và sự phản đối từ một số ngành. Tuy nhiên giới lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) khẳng định Hiệp ước Xanh vẫn là ưu tiên hàng đầu của khối và liên minh sẽ “linh hoạt trong cách thức thực hiện” hiệp...

Di sản Chủ tịch Hồ Chí Minh: Từ đoàn kết trong Đảng đến đồng thuận xã hội

“Tôi chỉ có một đảng, Đảng Việt Nam” - Đó là lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh trước Quốc hội, trước quốc dân, trước thế giới, tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khoá I (ngày 31/10/1946). Đó là sự khẳng định của Người sáng lập ra Đảng, xây dựng thiết chế Nhà nước và mở đường kiến thiết...

Khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV

Sáng nay (20/5) Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV họp phiên trù bị và khai mạc trọng thể theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.