UAE: Thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) là thị trường tiêu thụ quan trọng và có nhiều tiềm năng đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này luôn tăng trưởng mạnh với những kết quả đáng ghi nhận.

UAE là thị trường tiềm năng đối với các mặt hàng thủy sản 
xuất khẩu. (Ảnh minh họa: Báo Công thương)


Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Việt Nam: Trong 7 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường UAE đạt 2,29 tỷ USD, tăng 111% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ UAE đạt 204 triệu USD.

Trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong 7 tháng năm 2013, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng tăng đột biến với kim ngạch đứng vị trí thứ nhất đạt 1,92 tỷ USD, tăng 164,5%, chiếm tỷ trọng 84% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 96,97 triệu USD, tăng 3,2%; hàng dệt may đã vượt qua mặt hàng hạt tiêu vươn lên vị trí thứ ba, với trị giá đạt 39,2 USD, tăng 25,3%. Bên cạnh đó, có một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh như: mặt hàng gạo đạt 5,69 triệu USD, tăng 102,5%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 42,3%, đạt 8 USD…

 

Số liệu thống kê cũng cho thấy, trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại hai chiều tăng mạnh từ 550 triệu USD năm 2008 lên tới 2,38 tỷ USD năm 2012, tăng 82% so với năm 2011. Năm 2012, lần đầu tiên, xuất khẩu của Việt Nam sang UAE vượt mức 2 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ UAE đạt 303 triệu USD.

 

Theo Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (Bộ Công Thương), hiện nay, UAE đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Tây Á và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 17 của Việt Nam. UAE là thị trường tiêu thụ quan trọng và có nhiều tiềm năng đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam là nước có lợi thế về sản xuất nông nghiệp, chế biến thực phẩm, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, vì vậy hoàn toàn có thể hợp tác một cách hiệu quả với UAE trong việc đảm bảo an ninh lương thực.

 

Ngoài ra, UAE cũng có thể giữ vai trò là cửa ngõ quan trọng để hàng Việt Nam vào các thị trường khác như các nước GCC (Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh), Trung Đông và Bắc Phi./.


(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.