Lào Cai tiên phong trong mô hình quản lý nguồn vốn ODA

Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai tiền thân là Ban quản lý Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn và Du lịch tỉnh Lào Cai (gọi tắt là dự án AFD tỉnh Lào Cai) được thành lập vào năm 2008. Ban đầu nguồn vốn mà Ban quản lý chủ yếu của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) và các nhà đồng tài trợ Quỹ Môi trường Toàn cầu (FFEM); Chương trình Tăng cường năng lực Thương mại (PRCC). Sự ra đời của Ban quản lý ODA tỉnh Lào Cai là mô hình quản lý đầu tiên trong cả nước, trong quá trình thực hiện đã cho thấy tính hiệu quả của mô hình này và được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao.


 Với mục đích tập trung các dự án sử dụng vốn phát triển chính thức về một mối, tạo sự thuận lợi cho quá trình triển khai của dự án, Lào Cai đã mạnh dạn thành lập Ban quản lý dự án ODA thay thế và mở rộng phạm vi quản lý của Ban quản lý Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn và Du lịch tỉnh Lào Cai.

Đến thời điểm hiện nay, Ban quản lý ODA tỉnh Lào Cai đang quản lý các nguồn vốn chính, đó là: Nguồn vốn vơ quan phát triển Pháp (AFD); Quỹ chuẩn bị dự án (PPTAF); nguồn vốn Ngân hàng thế giới (WB); Với 3 dự án; Dự án Giảm nghèo các tỉnh Miền núi phía bắc gồm 6 tỉnh (Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên và Lai Châu); Dự án phát triển các đô thi loại vừa - Tiểu dự án thành phố Lào Cai. Dự án Cơ sở hạ tầng nông thôn và Du lịch tỉnh Lào Cai đầu tư vào 4 huyện (Bát Xát, Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai).

Tổng nguồn vốn đầu tư cho các dự ODA trên địa bàn tỉnh lên đến gần 100 triệu USD và 26 triệu Euro.
 

Giám đốc Ngân hàng Thế giới cùng Ban quản lý dự án ODA tỉnh Lào Cai kiểm tra dự án giáo dục tại Tả Van (Sa Pa)

Nhận định về Ban quản lý dự án ODA, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia, Ngân hàng Thế giới nhấn mạnh: những năm vừa qua Chính phủ Việt Nam và các tỉnh, thành đã rất quan tâm thúc đẩy giải ngân của các dự án đầu tư được nhanh, đúng tiến độ, trong đó vai trò của các ban quản lý là rất quan trọng. Lào Cai là mô hình đầu tiên tại Việt Nam đã thành lập ban quản lý dự án do tỉnh làm chủ đầu tư, dưới ban quản lý dự án tỉnh là các Ban quản lý dự án cấp huyện, dưới ban quản lý cấp huyện là Ban phát triển xã. Với mô hình này, Lào Cai là một địa phương có tốc độ giải ngân và thực hiện dự án ODA hiệu quả, được các nhà tài trợ đánh giá cao./.

 
Thanh Thương

Tin Liên Quan

Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Văn Phúc trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng tại huyện Si Ma Cai

Sáng 16/5, tại xã Nàn Sán, nhân dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 -19/5/2024), Huyện ủy Si Ma Cai tổ chức Lễ trao huy hiệu 60 năm tuổi Đảng cho đảng viên Thền Xuấn Quáng, Chi bộ thôn Đội 3, Đảng bộ xã Nàn Sán.

Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Bảo Thắng lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Ngày 14/5/2024, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Bảo Thắng đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

Lào Cai tổ chức cuộc thi trực tuyến trên Internet Tìm hiểu cải cách hành chính

Trong tháng 8 năm 2024, tỉnh Lào Cai sẽ tổ chức cuộc thi trực tuyến trực tuyến trên Internet “Tìm hiểu cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Lào Cai”.

Lào Cai thu hút trên 2,7 triệu lượt khách du lịch

Theo số liệu thống kê của sở Du lịch, 04 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Lào Cai ước đạt trên 2,7 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế trên 298.000 lượt, khách nội địa trên 2,4 triệu lượt, tăng 5,88% so với lũy kế cùng kỳ năm 2023.

Điểm sáng phát triển đảng viên trong thanh niên nhập ngũ

Chú trọng tạo nguồn, kết nạp Đảng cho thanh niên ưu tú chuẩn bị lên đường nhập ngũ góp phần nâng cao chất lượng chính trị trong thanh niên, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong quân ngũ. Năm 2024, Bảo Yên là địa phương điển hình trong triển khai công tác này.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh

Bắt nhịp với xu thế phát triển mới, Lào Cai đang thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là trong thu hút đầu tư và bước đầu đạt kết quả tốt.