Tìm cơ chế đặc thù xây dựng nông thôn mới ở miền núi phía Bắc

Ngày 24/9, tại Lào Cai, Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình này tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.

Theo Bộ NN&PTNT, 15 tỉnh miền núi phía Bắc đã hình thành càng rõ nét hơn một số vùng cây hàng hóa tập trung, chiếm tỷ trọng khá so với toàn quốc (chè 65,7%, cây ăn quả 23%, ngô 36%).
 

 

Trong hội nghị diễn ra cả ngày 24/9, các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học sẽ
 tập trung thảo luận để đề xuất các chính sách đặc thù, gỡ những điểm “thắt” của
việc xây dựng NTM tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Ảnh: VGP/Thành Chung 


Về chăn nuôi thì trâu có 1,56 triệu con (58% cả nước), đàn bò có 0,9 triệu con (17%), đàn dê có 0,53 triệu con (43%). Đối với lâm nghiệp, toàn vùng có sản lượng gỗ khai thác bằng 30% cả nước…

Các tỉnh miền núi phía Bắc được đánh giá cao là nơi bảo tồn hiệu quả văn hóa truyền thống của bà con dân tộc ít người, hệ thống chính trị cơ sở được củng cố, kiện toàn một bước sau 3 năm thực hiện NTM…

Tổng vốn huy động cho nông thôn mới của toàn vùng là 92.172 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách là 65%, vốn nhân dân góp là 3,8%, còn lại là vốn tín dụng và vốn do doanh nghiệp đóng góp.

Sau 3 năm thực hiện nông thôn mới, đời sống người dân được cải thiện hơn, thu nhập bình quân tăng 35%, tỷ lệ hộ nghèo giảm 7% so với trước.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đánh giá tiến độ xây dựng NTM tại các tỉnh miền núi phía Bắc còn chậm so với tiến độ chung của cả nước.

Cụ thể, 80% số xã đã hoàn thành quy hoạch chung nhưng chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu, 53% số xã lập xong đề án xây dựng nông thôn mới trong khi bình quân cả nước là 70%.

Toàn vùng có 1.702 hợp tác xã (chủ yếu HTX nông nghiệp) nhưng chỉ có một số rất ít HTX hoạt động hiệu quả. Việc tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với tiêu thụ nông sản là rất khó nhân rộng trong vùng (do thiếu cán bộ có trình độ, khó tiếp cận vốn và không thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào vùng).

Hiện tại, bình quân các xã đạt 6,3/19 tiêu chí NTM, tăng 2,6 tiêu chí so với năm 2010, trong khi bình quân cả nước là 8,06 tiêu chí (tăng 3 tiêu chí).

Theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, tiến độ chậm này là do tính đặc thù trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các địa phương. Do đó, Hội nghị sơ kết này là dịp để Ban Chỉ đạo Trung ương nhìn lại 3 năm thực hiện Chương trình tại các tỉnh này, đồng thời kiến nghị các cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy hiệu quả chương trình tại đây, làm nền tảng để thay đổi, nâng cao đời sống của địa phương.

Tính “đặc thù” được nêu lên ở đây là diện tích mỗi tỉnh rất lớn, tài liệu đo đạc, khảo sát gốc phần lớn là thiếu nên ảnh hưởng tới quy hoạch, địa hình hiểm trở gây khó cho xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội và giao thương, sản xuất trong vùng. Từ đó dẫn đến khả năng đóng góp của cộng đồng dân cư thấp (tỷ lệ hộ nghèo cao), điều kiện hỗ trợ từ ngân sách có hạn.

Dân cư miền núi phía Bắc sinh sống phân tán, trình độ dân trí thấp, nhiều tập tục lạc hậu, nặng nề cũng ảnh hưởng tới việc xây dựng nông thôn mới.

Bộ NNPTNT cho rằng để xây dựng nông thôn mới ở miền núi phía Bắc đạt hiệu quả thì Chính phủ cần có chính sách đặc thù để phát triển hạ tầng thiết yếu và phát triển nông lâm nghiệp. Cụ thể, ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng trục giao thông xã, 70 - 80% trục giao thông thôn bản và liên xóm (hỗ trợ toàn bộ xi măng, cống dân sinh, chi phí tư vấn nếu có…).

Ngân sách cũng hỗ trợ 50 - 70% kinh phí xây nhà máy nước, đường ống trục cấp nước sạch đến bể công cộng của xóm, bản. Công trình thủy lợi đầu mối có thể đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP).

Đối với sản xuất nông nghiệp, đảm bảo vốn cho dự án nông nghiệp hàng hóa trọng điểm trong quy hoạch của vùng, tăng đầu tư cho bố trí, sắp xếp dân cư…

Trong Hội nghị diễn ra cả ngày 24/9, đại diện các bộ, ngành, địa phương, các nhà khoa học sẽ tập trung thảo luận để đề xuất các chính sách đặc thù, gỡ những điểm “thắt” của việc xây dựng NTM tại các tỉnh miền núi phía Bắc./.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.