Lào Cai: Nâng cao vị thế hàng nông sản nhờ dán tem truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là mặt hàng nông sản có vai trò hết sức quan trọng đối với người sản xuất và các doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sản phẩm Tinh bột nghệ Mạnh Hương là một trong các sản phẩm được dán tem truy xuất nguồn gốc

 

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã và đang hình thành các chuỗi hàng nông sản chủ lực, đặc sản, có lợi thế cạnh tranh trên thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó, việc tỉnh đưa vào sử dụng phần mềm Truy xuất nguồn gốc nông sản Lào Cai là giải pháp cần thiết giúp minh bạch thông tin nguồn gốc sản phẩm nông sản của địa phương.

Được đưa vào sử dụng từ tháng 9/2017, Hệ thống minh bạch thông tin truy xuất nguồn gốc điện tử nông sản Lào Cai được triển khai nhằm minh bạch thông tin sản phẩm, tăng cường công tác quản lý chất lượng nông sản và ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng tiếp cận với sản phẩm nông sản sạch an toàn, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã khẳng định uy tín, thương hiệu sản phẩm, nâng cao vị thế hàng nông sản.

Phần mềm truy xuất nguồn gốc nông sản đã hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nông sản an toàn trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Danh mục các sản phẩm được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng ngày một tăng. Năm 2017, tỉnh Lào Cai thực hiện minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đối với hơn 100 dòng sản phẩm nông nghiệp an toàn của 16 doanh nghiệp và hợp tác xã. Sau 3 năm triển khai, đến hết năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã có 72 doanh nghiệp/hợp tác xã, cơ sở sản xuất nông lâm sản và thủy sản với 267 dòng sản phẩm nông sản tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Các sản phẩm chủ yếu là mặt hàng nông sản sạch gắn với các thương hiệu nổi tiếng của địa phương như: Cá nước lạnh và nấm hương Sa Pa, thịt trâu sấy Bảo Yên, sản phẩm lợn đen Bắc Hà, gạo Séng Cù và tương ớt Mường Khương, miến đao Bát Xát, Chè Bản Liền, Mận tam hoa, Chè Shan hữu cơ, Trà túi lọc Linh chi – astiso, rượu Bản Phố,…

Việc ứng dụng truy xuất nguồn gốc xuất xứ, bảo hộ nhãn hiệu các loại hàng hóa, dịch vụ có thế mạnh của Lào Cai đem lại niềm tin cho khách hàng về sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa nông sản tiếp cận nhanh với thị trường. Với các sản phẩm nông sản được gắn tem truy xuất nguồn gốc cũng đã giúp các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh nhờ minh bạch thông tin tới người tiêu dùng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quảng bá thương hiệu sản phẩm an toàn của tỉnh Lào Cai. Nhiều hợp đồng cũng sẽ được ký kết thông qua việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm từ hệ thống.

Nhằm quảng bá tiềm năng và thế mạnh nông lâm nghiệp, các sản phẩm đặc trưng tiềm năng của tỉnh để mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa, trong giai đoạn tới, Lào Cai tiếp tục triển khai giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT, hỗ trợ thương mại điện tử, kết nối cung cầu cho sản phẩm đặc trưng, tiềm năng của Lào Cai. Trọng tâm là hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; triển khai thực hiện chương trình OCOP (Mỗi xã một sản phẩm); tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá tiêu thụ các sản phẩm nông sản; tích cực triển khai đưa các đặc sản địa phương lên sàn  giao dịch thương mại điện tử và đặc biệt là vận động, hướng dẫn các doanh nghiệp tham gia hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử. Trong đó chú trọng sản phẩm đặc trưng, sản phẩm chương trình OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm chủ lực của tỉnh, qua đó kiểm soát chặt chẽ ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu dùng. Đồng thời xây dựng các mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với các nhóm sản phẩm, hàng hóa ưu tiên theo yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực và theo yêu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân xây dựng chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm nông lâm thủy sản, thực phẩm an toàn có ứng dụng hệ thống thông tin điện tử truy xuất nguồn gốc kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

Việc triển khai hệ thống minh bạch thông tin, truy xuất nguồn gốc điện tử đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực, củng cố niềm tin của người tiêu dùng, nâng tầm giá trị sản phẩm nông sản trên thị trường.

Mục tiêu thực hiện Đề án
“Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1. Giai đoạn 2021- 2025

- Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
được tập huấn, đào tạo kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy
xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.

- Phấn đấu ít nhất 50% sản phẩm hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP của
tỉnh được áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã số mã vạch.

- Xây dựng từ 10 mô hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản
phẩm: rau, củ, quả, mật ong, dược liệu, lâm sản,... Trên cơ sở đó nhân rộng mô
hình áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhằm đảm bảo
nhận diện và truy xuất được nguồn gốc các sản phẩm, hàng hóa nông lâm sản
chủ lực, đặc trưng và các sản phẩm, hàng hóa OCOP, công nghiệp nông thôn
tiêu biểu của tỉnh.

- Hỗ trợ từ 10 tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc đối với nhóm sản phẩm, hàng
hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực y tế; các sản phẩm, hàng hóa ưu tiên
theo yêu cầu quản lý và theo yêu cầu của doanh nghiệp.

- Đảm bảo tối thiểu 30% doanh nghiệp của tỉnh hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sử dụng mã số, mã vạch có hệ thống truy xuất
nguồn gốc áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, đảm bảo khả năng tương
tác, trao đổi dữ liệu với các hệ thống truy xuất nguồn gốc của doanh nghiệp
trong nước và quốc tế.

- Xây dựng 01 hệ thống quản lý thông tin truy xuất nguồn gốc của tỉnh và
phát triển hạ tầng kỹ thuật cần thiết cho việc kết nối với cổng thông tin truy xuất
nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

2. Tầm nhìn đến năm 2030

- Phấn đấu 100% tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh
được cập nhật kiến thức về triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất
nguồn gốc.

- Phấn đấu 100% các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu, sản phẩm OCOP trên
địa bàn tỉnh và 100% các sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng bắt buộc được áp
dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, gắn mã số mã vạch.

- Hoàn thiện việc xây dựng, áp dụng, quản lý và cập nhật cơ sở dữ liệu
sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong tỉnh vào hệ thống thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa của tỉnh và kết nối với Cổng thông tin
truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.

 

Thu Hương

Tin Liên Quan

Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Xuân Trường làm việc với Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam

Chiều 7/5, đồng chí Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi làm việc với Đoàn công tác Hội đồng Doanh nghiệp gia đình Việt Nam do Tiến sỹ Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng làm Trưởng đoàn đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Lào Cai.

Quân và dân Lào Cai góp sức làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ: Âm vang và giá trị trường tồn

Trải qua 56 ngày đêm “khoét núi ngủ hầm, cơm dầm mưa vắt, máu trộn bùn non” (từ ngày 13/3 đến 7/5/1954), quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự chỉ huy tài tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đập tan toàn bộ tập đoàn cứ điểm của Pháp vốn được coi là “pháo đài bất khả xâm...

Tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

Đó là chỉ đạo của đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh tại hội nghị giao ban 3 lực lượng quân sự - công an - biên phòng diễn ra vào chiều 6/5.

Học sinh Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại Cuộc thi triển lãm phát minh quốc tế

Hai dự án của Trường THPT số 1 thành phố Lào Cai đoạt giải Vàng tại cuộc thi là: “Bàn tay robot hỗ trợ người khuyết tật chi trên” và “Thiết bị thông minh hỗ trợ người mù”.

Bộ CHQS tỉnh: Nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ CHQS tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.