Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai phục vụ phát triển du lịch

Mới đây, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh phục vụ phát triển du lịch”, giai đoạn 2021 - 2025 và năm 2021.

Với mục tiêu hiện thực hóa quan điểm “di sản văn hóa vừa là động lực, vừa là mục tiêu của phát triển”; đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong đời sống văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số; đồng thời góp phần nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.

Giới thiệu trang phục dân tộc đến bạn bè, du khách tại Lễ hội Tây Bắc

Theo đó, Kế hoạch đã đề ra những nhiệm vụ trong tâm: khôi phục, bảo tồn trang phục của 5 dân tộc có nguy cơ mai một cao, gồm: La Chí, Mông trắng, Phù Lá, Bố Y, Nùng; tổ chức mở lớp truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật, cách thức trồng bông, lanh dệt vải, kỹ thuật thêu, trang trí hoa văn, ghép vải của 13 dân tộc, 25 nhóm ngành; xây dựng 05 mô hình câu lạc bộ bảo tồn trang trục và tổ chức gian hàng, điểm trưng bày giới thiệu và bán các sản phẩm trang phục, mẫu hoa văn, trang sức của 5 dân tộc: Dao, Mông, Nùng, Phù Lá, Hà Nhì; xây dựng 05 hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nghề làm Trang phục người Bố Y, La Chí, Hà Nhì, Mông Xanh, Dao Tuyển; xây dựng 02 mô hình bảo tồn và phát triển nguồn nguyên liệu, may thêu trang phục phục vụ phát triển du lịch dân tộc Mông, La Chí; tổ chức tuyên truyền, vận động, khuyến khích mỗi học sinh dân tộc thiểu số có từ 1 - 2 bộ trang phục truyền thống, mặc ít nhất từ 1-2 lần trong một tuần, nhằm giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy nét đẹp trang phục. Đồng thời, nghiên cứu ban hành quy định đối với các cán bộ, công chức, đại biểu là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình khi tham gia các ngày lễ lớn của tỉnh, của cộng đồng.

Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh khẳng định quyết tâm giữ gìn và lan tỏa nét đẹp văn hóa giản dị, gần gũi trong cuộc sống, sinh hoạt; đồng thời thúc đẩy bảo tồn, phát triển nghề thủ công truyền thống giúp bà con tăng thu nhập, phát triển kinh tế.

Lâm Tú

Tin Liên Quan

Lên Cốc Ly xem du khách nước ngoài dạo chơi chợ phiên

Gần đây, du khách ngoại quốc đến chơi chợ phiên Cốc Ly ngày càng nhiều. Mỗi phiên chợ đón hàng trăm du khách đến trải nghiệm, khám phá.

Đầu tư phát triển du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là xu hướng phổ biến hiện nay. Nhu cầu du lịch tâm linh của người dân Lào Cai nói riêng và cả nước nói chung trở thành động lực thúc đẩy du lịch tâm linh phát triển.

Hầu Thào – Nơi Sa Pa còn giữ vẻ đẹp nguyên sơ nhất

Có một nơi được gọi là “nơi Sa Pa còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ nhất”. Nơi những thửa ruộng bậc thang như kiệt tác ẩn hiện giữa mây trời, nơi những bản làng người Mông mộc mạc, chân tình, nơi bản sắc văn hóa độc đáo của người Mông có “sức hút” rất lớn với du khách trong nước, quốc tế. Và...

Giàng A Cấu – chàng trai người Mông làm du lịch cộng đồng

Giàng A Cấu là người dân tộc Mông xã Hầu Thào (nay là xã Mường Hoa) thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Để có tiền phụ giúp gia đình, A Cấu rong ruổi theo mẹ đi bán hàng thổ cẩm trên thị trấn. Bằng sự nhạy bén trong tư duy, anh thấy khách “Tây” rất thích theo người Mông đi về bản để tìm hiểu, trải nghiệm cuộc...

Phát triển mô hình du lịch kết hợp với nông nghiệp

Thời gian gần đây, tổ hợp lưu trú, ẩm thực kết hợp với trải nghiệm vườn mang tên O’Châu homestay tại thôn Thào Hồng Dến, xã Mường Hoa, thị xã Sa Pa thu hút đông du khách. Đặc biệt, nơi đây thường xuyên đón học sinh của các trường học, các gia đình có con nhỏ tới tham quan, trải nghiệm.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256 nghìn lượt trong 5 ngày nghỉ lễ

Trong 5 ngày của kỳ nghỉ lễ, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai ước đạt 256.485 lượt (trong đó khách du lịch nội địa là 240.166 lượt, khách quốc tế đạt 16.319 lượt), tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt khoảng 857 tỷ đồng, tăng 20% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.