Thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 2, chiều 17/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, tỷ lệ điều chỉnh định mức phân bổ theo tiêu chí dân số các lĩnh vực năm 2022, dự kiến mức tăng chung là 50% so với năm 2017. Tuy nhiên, UBTVQH cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh và tình hình kinh tế hiện nay cần đánh giá kỹ về khả năng đáp ứng của nguồn lực ngân sách Nhà nước, cũng như khả năng bảo đảm mục tiêu phấn đấu giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống khoảng 60% như Kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm đã đặt ra. Vì vậy, đề nghị Chính phủ cân nhắc các khả năng thắt chặt chi tiêu, điều chỉnh giảm thêm tỷ lệ này ở các lĩnh vực khác để có nguồn thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.

UBTVQH đề nghị bảo đảm cơ cấu lại chi ngân sách Nhà nước giai đoạn 2022-2025 gắn với nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả theo hướng giảm mạnh tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên cơ sở sắp xếp bộ máy quản lý hành chính, áp dụng cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện Đề án cải cách tiền lương, từng bước đổi mới phương thức quản lý ngân sách Nhà nước theo kết quả thực hiện nhiệm vụ.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Phú Cường cho rằng, hiện nay, việc thực hiện cải cách tiền lương đã được khẳng định là từ thời điểm 1/7/2022, trong đó có hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm và cơ cấu tiền lương mới. Vì vậy, Chính phủ cần giải trình rõ hơn về vấn đề này để bảo đảm tính khả thi và phù hợp giữa mục tiêu thực hiện cải cách tiền lương và các nội dung dự thảo về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên của thời kỳ ổn định ngân sách 2022-2025.

 

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội đã có Nghị quyết, việc này Bộ Chính trị đã có kết luận, từ 1/7/2022 dứt khoát phải cải cách tiền lương, không thể chậm hơn. Lương cũng là nội dung kích thích kinh tế, kích thích đầu tư.

“Trong khi chúng ta nói dịch dã không có nguồn, nhưng tôi nghĩ nếu chúng ta quyết tâm vẫn làm được”, Chủ tịch Quốc hội nhận định.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải yêu cầu rà soát lại các nội dung thể hiện trọng Nghị quyết về việc đảm bảo nguồn lực thực hiện các tiêu chí định mức và thực hiện cải cách tiền lương từ 1/7/2022 theo đúng Nghị quyết của Quốc hội. Đồng thời dự phòng các rủi ro, phương án xử lý rủi ro, đảm bảo tương thích với tỷ lệ ngân sách và các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính 5 năm Quốc hội đã quyết định.

Tại phiên họp, với 100% thành viên tán thành, UBTVQH đã thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022.

https://baochinhphu.vn/Thoi-su/Thuc-hien-cai-cach-tien-luong-tu-172022/442853.vgp

Theo baochinhphu.vn

Tin Liên Quan

Đồng hành doanh nghiệp trong kinh tế xanh

Trước những tác động từ biến đổi khí hậu và môi trường, trở thành doanh nghiệp xanh, phát triển kinh tế xanh không chỉ đơn thuần là xu hướng mà còn trở thành cam kết của nhiều quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới.

Khẩn trương đào tạo 50.000 kỹ sư công nghiệp bán dẫn

Nhận thức được vai trò quan trọng của ngành công nghiệp bán dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ bán dẫn đến năm 2030. Đây là một mục tiêu đầy tham vọng, đòi hỏi sự nỗ lực đồng bộ của các bên liên quan.

Tổ chức triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam"

Triển lãm ảnh "Sắc màu các dân tộc Việt Nam" dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 11 tới tại Bảo tàng Đắk Lắk và thủ đô Hà Nội.

Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia

Theo đánh giá của tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% giai đoạn 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam đã khẳng định uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế, thể hiện sự chủ động của nước...

Bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực tôn giáo

Thời gian qua, Việt Nam tiếp tục có nhiều nỗ lực nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó luôn quan tâm thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân. Đảng, Nhà nước cũng tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tìm ra hướng đi chung, xóa bỏ những định kiến, cách nhìn nhận, đánh giá không chính xác...

10 di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO vinh danh

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có 10 di sản tư liệu được UNESCO vinh danh, bao gồm 3 di sản tư liệu thế giới và 7 di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.