Hành trình xóa “trắng” đảng viên dân tộc rất ít người - Bài cuối: Giải pháp phát triển đảng viên dân tộc rất ít người

Phát triển đảng viên dân tộc thiểu số vốn đã khó, với dân tộc rất ít người lại càng gian nan. Ngoài việc cần có những chính sách phù hợp, sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp, ngành thì bản thân những người thuộc dân tộc rất ít người phải chủ động vươn lên.

>> Bài 1: Tự hào là đảng viên người Lô Lô đầu tiên

Bài 2: Giải pháp sáng tạo ở chi bộ người Bố Y

Lào Cai hiện có 25 dân tộc, trong đó có 6 dân tộc rất ít người, gồm: Bố Y, Lô Lô, Pà Thẻn, La Ha, La Hủ và Cống. Người dân tộc rất ít người cư trú chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng biên giới, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Do vậy, một số người dân, trong đó có quần chúng trong độ tuổi lao động thường xuyên đi làm xa khiến việc tìm nguồn phát triển đảng viên gặp nhiều trở ngại.

Người dân tộc Bố Y ở Mường Khương được quan tâm, tạo điều kiện để xây dựng đời sống văn hóa.

Trong những năm qua, Tỉnh ủy Lào Cai luôn chú trọng, đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên nói chung và đảng viên đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, trong đó có dân tộc rất ít người. Tính đến hết quý I/2021, Đảng bộ tỉnh có 14 đảng bộ trực thuộc, 615 tổ chức cơ sở đảng (273 đảng bộ cơ sở, 342 chi bộ cơ sở), với 50.593 đảng viên, trong đó đảng viên là người dân tộc thiểu số chiếm 41,08%, đảng viên dân tộc rất ít người chiếm 0,3% (63 đảng viên).

Dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự chung tay, vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội, công tác phát triển đảng viên là dân tộc rất ít người được nâng lên theo từng năm, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ đảng viên của tỉnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng ở vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Nhiệm kỳ 2015 - 2020, toàn tỉnh kết nạp được 5.423 đảng viên người dân tộc thiểu số trong tổng số 11.917 đảng viên mới (chiếm 45,5%), tăng 83,88% so với giai đoạn 2010 - 2015. Trong đó, kết nạp được 27 đảng viên người dân tộc rất ít người, tăng 15 đảng viên so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 (có 88,8% đảng viên có trình độ THPT; 59,2% đảng viên có trình độ cao đẳng, đại học).

Tiêu biểu trong số các đảng viên người dân tộc rất ít người có 1 người được bầu là đại biểu HĐND cấp tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016, đó là bà La Thị Thu Hương, dân tộc Bố Y, Trưởng Ban Dân tộc HĐND huyện Mường Khương nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo bà La Thị Thu Hương, để phát triển đảng viên dân tộc rất ít người, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách dành cho người dân tộc rất ít người, tạo điều kiện để họ được tiếp cận và có cơ hội phát triển về mọi mặt. Đồng thời, cần xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, mô hình khởi nghiệp do người dân tộc rất ít người khởi xướng, thực hiện; tuyên dương, khen thưởng kịp thời và nuôi dưỡng những cá nhân điển hình, gương mẫu trong cộng đồng để tạo nguồn cho Đảng. Đặc biệt, bản thân mỗi người dân tộc thiểu số nói chung và người dân tộc rất ít người nói riêng cũng cần có sự tự giác, có ý thức vươn lên...

Địa bàn vùng cao, nơi nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, rào cản lớn nhất ảnh hưởng đến công tác phát triển đảng viên là phong tục, tập quán, trình độ nhận thức và điều kiện cuộc sống của người dân. Do đó, các nhiệm kỳ gần đây, Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các đề án, nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về công tác tổ chức xây dựng Đảng, trong đó có nhiều mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên, như Nghị quyết 05 ngày 17/8/2012 về đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, xây dựng chi bộ thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 20212 - 2015; Đề án 16 về xây dựng và củng cố hệ thống chính trị vững về tổ chức, mạnh về đội ngũ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2020; Chỉ thị 12 ngày 20/4/2021 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, chất lượng đội ngũ đảng viên trên địa bàn tỉnh Lào Cai...

Ngoài ra, ở nhiều địa phương, dân tộc rất ít người được quan tâm, tạo điều kiện, có chế độ hỗ trợ chi phí đi lại, ăn, nghỉ trong thời gian tham gia các lớp bồi dưỡng. Đây là những chủ trương, chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, giúp người dân tộc thiểu số rất ít người có điều kiện phấn đấu để được đứng trong hàng ngũ của Đảng, tạo nguồn cán bộ các cấp.

Đồng chí Ngô Hữu Quý, Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Để nâng cao chất lượng đảng viên người dân tộc rất ít người và xây dựng tổ chức đảng vững mạnh trong cộng đồng các dân tộc này, Tỉnh ủy Lào Cai đã có những định hướng cơ bản, như xác định công tác phát triển đảng viên, trong đó có đảng viên người dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, nhất là ở nơi có đồng bào dân tộc rất ít người sinh sống; lấy kết quả công tác phát triển đảng viên gắn với đánh giá, phân xếp loại hằng năm đối với các đồng chí ủy viên ban chấp hành, ban thường vụ cấp xã, cấp huyện được phân công phụ trách.

Đặc biệt, đối với các chi bộ, cần thông qua các phong trào của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội kịp thời phát hiện, quan tâm, động viên những quần chúng ưu tú, tạo nguồn cho tổ chức đảng để bồi dưỡng, kết nạp Đảng khi có đủ tiêu chuẩn. Các địa phương cần chủ động xây dựng và phát động các phong trào thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế, tạo việc làm ngay tại địa phương, hạn chế việc người dân, trong đó có quần chúng ưu tú phải đi làm xa, từ đó giữ nguồn phát triển Đảng; thường xuyên kiện toàn, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ cấp ủy đảng tại những địa bàn có đồng bào dân tộc rất ít người sinh sống, lựa chọn, phân công đồng chí cấp ủy cấp trên am hiểu phong tục, tập quán đồng bào dân tộc rất ít người theo dõi, lãnh đạo, chỉ đạo các mặt hoạt động tại các tổ chức đảng vùng đồng bào dân tộc rất ít người.

Đối với một tỉnh vùng cao, vùng nhiều đồng bào dân tộc sinh sống như Lào Cai, việc quan tâm, phát triển đảng viên dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc rất ít người sẽ góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng của Đảng; xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân; giúp người người dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc rất ít người chủ động nắm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương, đất nước.

 

https://baolaocai.vn/bai-viet/346145-hanh-trinh-xoa-trang-dang-vien-dan-toc-rat-it-nguoi--bai-cuoi-giai-phap-phat-trien-dang-vien-dan-toc-rat-it-nguoi

Theo Hoàng Thương - Vân Thảo/LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai thu hút trên 2,7 triệu lượt khách du lịch

Theo số liệu thống kê của sở Du lịch, 04 tháng đầu năm 2024, khách du lịch đến Lào Cai ước đạt trên 2,7 triệu lượt khách. Trong đó, khách quốc tế trên 298.000 lượt, khách nội địa trên 2,4 triệu lượt, tăng 5,88% so với lũy kế cùng kỳ năm 2023.

Điểm sáng phát triển đảng viên trong thanh niên nhập ngũ

Chú trọng tạo nguồn, kết nạp Đảng cho thanh niên ưu tú chuẩn bị lên đường nhập ngũ góp phần nâng cao chất lượng chính trị trong thanh niên, khơi dậy niềm tự hào, ý chí quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ trong quân ngũ. Năm 2024, Bảo Yên là địa phương điển hình trong triển khai công tác này.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh

Bắt nhịp với xu thế phát triển mới, Lào Cai đang thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Các cấp chính quyền và ngành chức năng của tỉnh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhất là trong thu hút đầu tư và bước đầu đạt kết quả tốt.

Từ ngày 2 - 8/6 sẽ diễn ra Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng năm 2024

Giải đua ngựa truyền thống huyện Bắc Hà mở rộng lần thứ 17 năm 2024 là một trong những hoạt động của “Festival cao nguyên trắng Bắc Hà” mùa hè năm 2024 với chủ đề “Nghiêng say vó ngựa cao nguyên”.

Để phong trào “Dân vận khéo” lan tỏa

Sau hơn 10 năm triển khai phong trào, đến nay toàn tỉnh đã xây dựng và duy trì gần 5.300 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất các các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024

Sáng 10/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024. Hội nghị được kết nối trực tuyến tới điểm cầu các tỉnh, thành phố.