APEC tăng cường nỗ lực chung chống tham nhũng

Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 21 và các hội nghị liên quan diễn ra tại Bali, Indonesia từ ngày 1 - 8/10, APEC đã nhất trí thiết lập một mạng lưới chống tham nhũng theo sáng kiến do nước chủ nhà Indonesia đề xuất, nhằm tăng cường tính minh bạch và nâng cao hiệu quả chống tham nhũng trong khu vực.
 
Tổng vụ trưởng châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi của Bộ Ngoại giao Indonesia, Yuri O. Thamrin cho biết đây là một mạng lưới hợp tác giữa các nhà thực thi pháp luật từ các nền kinh tế APEC nhằm giải quyết nhiều loại tham nhũng khác nhau, từ hối lộ đến rửa tiền. Thành viên của mạng lưới này bao gồm các nhà thừa hành pháp luật, các cơ quan cũng như tổ chức chống tham nhũng, các nhà điều tra và các công tố viên chuyên trách về tham nhũng, các cơ quan hỗ trợ tư pháp và dẫn độ từ tất cả các thành viên APEC.

Theo Tổng vụ trưởng Thamrin, thông qua mạng lưới này, việc thực thi pháp luật sẽ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình điều tra và truy tố. Ngoài ra, các nhà chuyên trách các nền kinh tế thành viên APEC có thể trao đổi kinh nghiệm về xây dựng năng lực chống tham nhũng.

Mặc dù tham nhũng và xử lý tham nhũng không phải là một vấn đề mới của APEC, song đây là căn bệnh mãn tính, dễ lây lan và gia tăng nếu lơ là cảnh giác, mà hậu quả của nó đến đời sống chính trị - kinh tế - xã hội không hề nhỏ, trong đó có việc gây mất lòng tin, bóp méo thị trường, gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm tăng chi phí dịch vụ công và các dự án cơ sở hạ tầng.

Ông Thamrin cũng cho biết thêm rằng các nhà lãnh đạo APEC tại Hội nghị thượng đỉnh năm 2005 đã nhất trí thành lập Nhóm đặc trách các chuyên gia chống tham nhũng và minh bạch (ACT), tiền thân của Nhóm nghị sự chống tham nhũng và minh bạch (ACTWG) của APEC ra đời năm 2011. ACT cũng như ACTWG đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp giữa các nhà thực thi pháp luật để trao đổi kinh nghiệm và thực hành tốt nhất trong cuộc chiến loại trừ tham nhũng.

Trong năm 2013, với vai trò Chủ tịch ACTWG, Indonesia đã đưa ra sáng kiến thiết lập mạng lưới chống tham nhũng (ACT-NET). Với cơ chế mới này, các nhà thực thi pháp luật có thể phát triển mạng lưới hợp tác của họ trong việc phát hiện, điều tra và truy tố những phần tử tham nhũng trong toàn bộ nền kinh tế thành viên APEC.

Tương tự các mạng quốc tế khác, ACT- NET sẽ cho phép tương tác gần gũi hơn giữa những người thừa hành pháp luật xuyên quốc gia, giúp cải thiện thông tin liên lạc và hợp tác, nâng cao khả năng giải quyết nhiều vấn đề chính thức trong nỗ lực chung loại trừ tham nhũng của khu vực./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.