Vốn FDI vào Việt Nam qua những con số

Vốn FDI vào Việt Nam đang trên đà hồi phục. Đặc biệt, vốn giải ngân vẫn duy trì khá: 9 tháng đạt 8,62 tỷ USD, tăng 6,4% với cùng kỳ năm 2012.
Việt Nam cũng đã thu hút được các dự án lớn của các tập đoàn Samsung, LG…

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã thu hút có chọn lọc 6 dự án FDI tỷ USD. Đó là 5 dự án trị giá 8,3 tỷ USD ở Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bình Định, Thanh Hóa và Hải Phòng. Chỉ 5 dự án này đã chiếm quá nửa tổng vốn FDI cam kết trong 9 tháng qua.

Dự án tỷ USD mới nhất cho tháng 10/2013 là  Samsung Electro-Mechanics đã chính thức nhận Giấy chứng nhận đầu tư để triển khai sản xuất vi mạch điện tử và linh kiện cho điện thoại di động trong Tổ hợp Công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (SEVT), với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.

Như vậy, tổng vốn FDI trong 10 tháng năm 2013 sẽ ít nhất đạt con số 16,2 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 10,49 tỷ USD của 10 tháng năm ngoái và vượt xa mục tiêu kế hoạch thu hút vốn FDI đề ra cho năm 2013 (13-14 tỷ USD).

Số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 9/2013, Việt Nam đã thu hút được hơn 15.000 dự án đầu tư nước ngoài của 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn đăng ký đạt 223 tỷ USD.

Trong đó, 10 quốc gia và vùng lãnh thổ dẫn đầu chiếm đến gần 80% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Cụ thể, 10 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại lần lượt là: Nhật Bản với 33,4 tỷ USD; Singapore 28,8 tỷ USD; Đài Loan 27,49 tỷ USD; Hàn Quốc 27,34 tỷ USD; British Virgin Islands 15,3 tỷ USD; Hong Kong 12,52 tỷ USD; Hoa Kỳ 10,06 tỷ USD; Malaysia 10,22 tỷ USD; Thái Lan 6,34 tỷ USD và Hà Lan 5,97 tỷ USD.

90 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại hiện đã đầu tư vào Việt Nam 44,88 tỷ USD, chiếm 20,12% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...