Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Sáng 13/10, Lễ Truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được cử hành trọng thể từ 7 giờ tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Sau Lễ Truy điệu, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được di chuyển bằng máy bay về an táng tại quê nhà Quảng Bình trong cùng ngày theo di nguyện của Đại tướng.

 

Linh cữu và di ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

 

Cùng thời gian tổ chức Lễ Truy điệu Đại tướng tại Hà Nội, Lễ Truy điệu cũng được cử hành tại trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình và Hội trường Thống nhất Thành phố Hồ Chí Minh.

6 giờ 58 phút sáng 13/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố Lễ truy điệu Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu. Sau lễ Chào cờ, đúng 7 giờ sáng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Lễ tang Nhà nước đọc điếu văn tri ân những công lao to lớn của Đại tướng đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn. Ảnh: TTXVN

Sau một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong tiếng nhạc bài "Hồn tử sĩ", 7 giờ 15 phút, trưởng nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Điện Biên thay mặt gia quyến đáp từ. Với niềm xúc động sâu sắc và chân thành, ông Võ Điện Biên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước tình cảm mà các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận, Quân đội, đồng bào, đồng chí trong cả nước, các đoàn đại biểu các nước anh em, bè bạn, các vị trong đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế đã dành cho Đại tướng Võ Nguyễn Giáp trong những ngày qua; cảm ơn các giáo sư, bác sĩ, y tá và nhân viên phục vụ bệnh viện Trung ương quân đội 108 đã tận tình, ân cần chăm sóc Đại tướng đến giây phút cuối cùng...

 

Trưởng nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Điện Biên thay mặt gia quyến đáp từ

Ông Võ Điện Biên bày tỏ: "Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng mọi lời ca ngợi với Đại tướng là lời ca ngợi đối với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Đấy là lời ca ngợi đối với tất cả những người con ưu tú của đất Việt đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này".

Trưởng nam của Đại tướng Võ Nguyên Giáp xúc động nói: "Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của tất cả những anh hùng liệt sỹ từ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn luôn đồng hành cùng Đại tướng trong cuộc trường chinh cho tới giờ phút cuối cùng.

Đại tướng cả đời vì nước vì dân và lúc mất đi chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa cùng tinh thần của hàng trăm, hàng chục triệu người dân nước Việt, biến thành sức mạnh vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng".

Lúc 7 giờ 40 phút, linh cữu Đại tướng bắt đầu được di chuyển rời Nhà tang lễ Quốc gia. Đi trước linh cữu, 2 sĩ quan mang di ảnh Đại tướng, 1 sĩ quan mang bảng huân chương và 1 sĩ quan cầm Quốc kỳ. 

 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng đưa linh cữu Đại tướng rời nhà tang lễ.

 

 

Đội tiêu binh trước cửa nhà tang lễ.

 

Các tiêu binh đưa linh cữu Đại tướng lên cỗ linh xa chuẩn bị rời Nhà tang lễ

 

Các chiến sĩ tiêu binh kính cẩn chụp lồng kính bảo vệ linh cữu đã được phủ quốc kỳ.

 

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, lãnh đạo cấp cao nước ngoài,
gia quyến Đại tướng đưa tiễn cỗ linh xa ra ngoài nhà tang lễ.

 

Rước di ảnh của Đại tướng ra ngoài Nhà tang lễ. Ảnh: VGP/Trung Hiếu

 

 

Ảnh: VGP/Nhật Bắc

 

Đoàn xe di chuyển trên đường. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp di chuyển đến Quảng trường Cách mạng tháng Tám. Hàng nghìn người dân đứng hai bên đường tiễn biệt Đại tướng.

 

Ảnh: VGP/Quang Hiếu

 

Linh xa đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Nhà hát Lớn. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Hàng nghìn người dân bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc đối với Đại tướng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu

Đoàn xe di chuyển trên phố Tràng Tiền-Hàng Khay. Hai bên đường hàng nghìn người dân chờ để tiễn biệt Đại tướng.

 

Ảnh: Doãn Tấn

 

Đoàn xe di chuyển trên đường Trần Phú. Ảnh: VGP/Trung Hiếu

Đoàn xe nghi lễ di chuyển đến cuối đường Điện Biên Phủ chuẩn bị rẽ sang đường Độc Lập. Cỗ linh xa chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Quảng trường Ba Đình và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, những địa điểm lịch sử gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng. Tại nơi này, ngày 2/9/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và toàn thể nhân dân đã chứng kiến Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

Ảnh: VGP/Xuân Hồng

Và cũng chính ngày 3/9/1969, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và toàn thể nhân dân đã chứng kiến lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Và ngày hôm nay, chúng ta lại chứng kiến lễ tiễn đưa Đại tướng của nhân dân.

 

"Đại tướng muôn năm! Đại tướng muôn năm!" là những lời mà người dân hai bên đường
khu vực nhà riêng Đại tướng cất vang mỗi khi Linh xa đi qua. Ảnh: VGP/Thành Chung

 

Linh xa khi qua Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: vov.vn

 

Ảnh: VGP/Toàn Thắng

Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang dừng lại trước nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu để gia quyến rước di ảnh Đại tướng vào nhà thắp hương làm lễ theo phong tục. Tại khu vực đối diện ngôi nhà, nhiều Phật tử đang làm lễ cầu siêu.

 

Linh xa chở linh cữu dừng lại trước cửa nhà 30 phố Hoàng Diệu. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Giây phút đoàn xe chở linh cữu Đại tướng dừng lại, nhiều người đã không cầm được nước mắt, khóc thương Đại tướng như vĩnh biệt người thân của mình. Ai cũng muốn được đứng thật gần linh cữu để thể hiện tình cảm của mình.

 

Xin vĩnh biệt Đại tướng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tiếp đó, Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng rời nhà riêng 30 Hoàng Diệu tiếp tục di chuyển theo đường Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã. Khi đoàn xe đi qua, nhiều người dân đã hô vang trong nước mắt “Võ Nguyên Giáp – Đại tướng của nhân dân”. Từ em nhỏ tới các cụ già và cả những bạn trẻ đều không cầm được nước mắt.

 

Đoàn xe rời căn nhà số 30 Hoàng Diệu, Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên đường Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy-Cầu Giấy nhiều người đều đổ dồn về phía lòng đường để được nhìn gần hơn. Nhiều người quỳ xuống bên đường để thể hiện lòng thành kính với Đại tướng.

Tại sân bay Nội Bài đến nay đã hoàn tất. Nhà khách A đã được trang trí khánh tiết trang trọng nhất theo nghi thức Quốc tang, các lối dẫn vào sân bay đều được duy trì chốt an ninh, đảm bảo an toàn tuyệt đối để đón linh cữu Đại tướng và đưa lên chuyên cơ về quê hương Quảng Bình.

 

Bật khóc khi linh xa chở linh cữu Đại tướng đi qua. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chiếc chuyên cơ ATR72 chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang số hiệu VN103 - biểu thị tuổi thọ 103 của Người. Máy bay Airbus 321 phục vụ tang lễ sẽ mang số hiệu VN1911 - thể hiện năm sinh 1911 của Người. Trước khi chuyên cơ chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp khởi hành, tất cả các chuyến bay đến và đi từ sân bay Nội Bài sẽ phải tạm ngừng hoạt động cất - hạ cánh, dành ưu tiên đặc biệt về vùng trời và đường băng cho chuyên cơ VN103 cất cánh.

Lúc 9 giờ 50 phút, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp chuẩn bị vào tới sân bay Nội Bài.

Lúc 10 giờ, linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuyển lên máy bay theo nghi thức trang trọng để chuẩn bị chuyển vào Quảng Bình.

 Đưa linh cữu Đại tướng lên chuyên cơ Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Đưa linh cữu Đại tướng lên máy bay. Ảnh: TTXVN

 

Các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước tiễn linh cữu đại tướng tại sân bay Nội Bài. Ảnh: VGP/Lê Sơn

 

Ảnh: VGP/Lê Sơn

Thời gian đón linh cữu của Đại tướng dự kiến sẽ diễn ra vào khoảng 13 giờ ngày 13/10 tại Sân bay Đồng Hới.

 

Biển người tiễn đưa Đại tướng. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sau đó, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển bằng xe ôtô ra thẳng khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch để tổ chức lễ an táng.
(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...