Kết nối hệ thống hạ tầng giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, việc kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Trung ương với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo.

Giao thông nông thôn đã thêm phần khởi sắc
(Ảnh:nongthonmoi.angiang.gov.vn )


Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP của Chính phủ, thời gian qua, với chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Giao thông Vận tải đã xây dựng các cơ chế, chính sách và tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện, việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trong đó tập trung chủ yếu vào việc hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn và các kết cấu hạ tầng xã hội đảm bảo yêu cầu phát triển đồng bộ, tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, nhất là các vùng còn nhiều khó khăn.

Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực kêu gọi các nguồn vốn ODA cho các dự án xây dựng giao thông nông thôn (GTNT) để nâng cấp 5.160 km, bảo trì 17.000 km đường địa phương và đường GTNT. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải đã phối hợp với các tỉnh huy động nguồn vốn từ ngân sách địa phương, và sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, người dân đóng góp kinh phí và công lao động để xây dựng GTNT. Kết quả từ năm 2008 đến nay, các địa phương trên cả nước đã xây dựng mở mới được gần 20.000 km đường; sửa chữa, lượng cấp gần 75.000 km đường các loại; xây dựng 14.626 cầu/150.596 md(mét dài) cầu bê tông cốt thép, cầu liên hợp và cầu sắt; 537 cầu/24.082md cầu treo; 4.145 cầu/40.466md cầu gỗ; thay thế 873 cầu/16.449 md cầu khỉ; xây dựng và cải tạo 119.679 cống/197.766 md cống các loại. Đến nay, đã có 9.051 xã/9.200 xã có đường ô tô đến trung tâm xã.

Hiện Bộ Giao thông Vận tải đang khẩn trương xây dựng và triển khai Đề án Xây dựng cầu treo cho các vùng miền núi, Trung du phía Bắc và phối hợp với Trung ương Đoàn trong việc triển khai Dự án xóa “cầu khỉ” khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông Vận tải cũng đã đề xuất với Chính phủ có cơ chế hỗ trợ xi măng cho các địa phương làm đường giao thông nông thôn.

Nhờ vậy, hệ thống giao thông địa phương có bước phát triển mạnh mẽ, nhất là giao thông đô thị tại các thành phố, thị xã. Việc kết nối tốt hơn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông Trung ương với hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hiệu quả, góp phần cho công tác xóa đói, giảm nghèo./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước; quy định mới về xét tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân", "Nhà giáo ưu tú"; cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân từ 15/5;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024.

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.