ASEAN tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới

Ngày 12/11, Hội nghị Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ ASEAN lần thứ 15 (AMMST 15) đã diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ 10 nước thành viên và Ban Thư ký ASEAN.
 
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Malaysia Tiến sỹ Ewon Ebin nhấn mạnh sự cần thiết phải xem xét mọi biện pháp có thể để tăng cường năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới của các nước thành viên vì lợi ích toàn khu vực. Ông cho rằng khoa học, công nghệ và đổi mới (STI) là những yếu tố quyết định mạnh mẽ và tạo khả năng phát triển kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng tập trung thảo luận về các phương thức triển khai thực hiện các hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới theo Kế hoạch hành động ASEAN mới về khoa học, công nghệ và đổi mới (APASTI), chia sẻ kinh nghiệm quốc gia trong việc xã hội hóa khoa học, công nghệ và đổi mới trong khu vực ASEAN. Song song với việc thực hiện kế hoạch hành động mới theo APASTI, Hội nghị cũng đã nhất trí xem xét các phương thức tài chính mới để hỗ trợ phạm vi hoạt động STI rộng lớn hơn, bao gồm các sáng kiến ​ hướng vào các dự án như sốt rét, thực phẩm, công nghệ sinh học biển, viễn thám và chương trình trao đổi các nhà khoa học trẻ.

Hội nghị cũng đề cập các vấn đề như thành lập Quỹ Khoa học, công nghệ và đổi mới ASEAN, các tiêu chuẩn khoa học trong ASEAN, xây dựng lộ trình và kế hoạch hành động STI của ASEAN giai đoạn 2015 - 2020 trong đó lồng ghép các nội dung của sáng kiến Krabi "Khoa học, công nghệ và sáng tạo vì một ASEAN cạnh tranh, bền vững và hội nhập".

AMMST 15 đặt trọng tâm vào vấn đề làm thế nào để đưa khoa học công nghệ ứng dụng vào đổi mới trong các doanh nghiệp và trong nền kinh tế để nâng cao sự cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp và nâng cao sức cạnh tranh của từng quốc gia trong các nước thành viên. Hội nghị cũng đặt trọng tâm vào vấn đề chuyển cơ chế hợp tác AMMST hiện nay từ Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC) sang Cộng đồng Kinh tế (AEC) cho phù hợp bởi khoa học và công nghệ phải đổi mới, gắn với kinh tế, xã hội để thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước./.
(Theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.