Quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế

Chính phủ vừa mới ban hành Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Nghị định đã quy định rõ những hoạt động thương mại mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm các hoạt động xuất – nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.

Hàng hóa là tài sản di chuyển, hàng hóa phục vụ nhu cầu của cá nhân có thân phận ngoại giao và hành chính cá nhân theo quy định của pháp luật, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Theo đó, quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu được quy định như sau:

Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu, tạm ngừng xuất - nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân;

Thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam khi tiến hành hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này, ngoài việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, còn thực hiện các quy định khác của pháp luật có liên quan, các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên và lộ trình do Bộ Công Thương công bố;

Đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu có điều kiện, khi xuất khẩu, nhập khẩu, ngoài việc thực hiện quy định của Nghị định này, thương nhân phải thực hiện quy định của pháp luật về điều kiện xuất - nhập khẩu hàng hóa đó.

Hàng hóa xuất - nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của Bộ, ngành liên quan; đảm bảo các quy định liên quan về kiểm dịch, an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền trước khi thông quan. Với hàng hóa không thuộc danh mục hành hóa cấm xuất - nhập khẩu; tạm ngừng xuất - nhập khẩu và các hàng hóa không thuộc trường hợp trên, chỉ làm thủ tục xuất, nhập khẩu tại Chi cục Hải quan cửa khẩu.

Thương nhân làm đại lý mua, bán các loại hàng hóa cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất - nhập khẩu; tạm ngừng xuất - nhập khẩu. Đối với hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng đại lý sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì thương nhân phải tuân thủ quy định của pháp luật đó. Thương nhân được thanh toán tiền bán hàng đại lý bằng tiền Việt Nam đồng cho thương nhân nước ngoài có hiện diện tại Việt Nam; được chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để thanh toán cho thương nhân nước ngoài theo quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc thanh toán bằng hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu.

Hàng hóa thuộc hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài phải chịu thuế và nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật Việt Nam. Thương nhân phải có trách nhiệm đăng ký, kê khai, nộp các loại thuế và các nghĩa vụ tài chính liên quan theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Nghị định còn quy định rõ việc tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu; đại lý mua, bán, gia công, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam; Danh mục hàng hóa cấm xuất – nhập khẩu; Danh mục hàng hóa xuất – nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/02/2014, thay thế Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài./.
Ánh Nguyễn

Tin Liên Quan

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.

Kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Ngày vui thống nhất non sông

Chỉ có thống nhất Việt Nam mới có thể giàu mạnh, chỉ có thống nhất nhân dân mới có cuộc sống Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!