Việt Nam hợp tác với 950 tổ chức phi chính phủ nước ngoài

10 năm qua, số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam tăng từ khoảng 500 tổ chức năm 2003 lên đến trên 950 tổ chức năm 2013. Số lượng các dự án được triển khai lên hơn 28.000 dự án, với tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4 tỷ USD. 
 
Caption

Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức NGO

 
Ngày 28/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội nghị quốc tế lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài (NGO), do Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tổ chức.
 
10 năm qua, số lượng các tổ chức có quan hệ với Việt Nam tăng từ khoảng 500 tổ chức năm 2003 lên đến trên 950 tổ chức năm 2013. Số lượng các dự án được triển khai lên hơn 28.000 dự án, với tổng giá trị giải ngân đạt gần 2,4 tỷ USD.
 
Hoạt động của các NGO được triển khai trên nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục-đào tạo, phát triển kinh tế xã hội, giải quyết các vấn đề xã hội, tài nguyên-môi trường… Hoạt động viện trợ của các NGO được triển khai rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố và ở hầu hết các bộ, ban, ngành, tổ chức nhân dân của Việt Nam.
 
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã lên tiếng ủng hộ các hoạt động chính trị đối ngoại của Việt Nam như vụ kiện của nạn nhân chất độc màu da cam, chống lại các luận điệu sai trái của các thế lực thù địch của Việt Nam về nhân quyền, và góp tiếng nói ủng hộ Việt Nam trong các vụ kiện chống bán phá giá cá da trơn, tôm hay giày mũ da…
 
6 tháng đầu năm 2013, tổng viện trợ của các tổ chức này cho Việt Nam đạt khoảng 115 triệu USD, tập trung vào các lĩnh vực như y tế, giải quyết các vấn đề xã hội, và phát triển.
 
Giá trị giải ngân tăng từ khoảng 100 triệu USD/năm trong những năm đầu của thế kỷ lên khoảng 300 triệu USD/năm trong giai đoạn vừa qua.
 
Nổi bật trong số những chính sách đẩy mạnh hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức NGO, đó là Nghị định số 93/2009/NĐ-CP về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đặc biệt là Nghị định số 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam, theo đó, các tổ chức nói trên không phải xin phép để được hoạt động tại Việt Nam mà chỉ cần đăng ký. Thời hạn của Giấy Đăng ký cũng được tăng lên trong khi quyền của tổ chức phi chính phủ nước ngoài được quy định rõ.
 
Chính phủ cũng đã ban hành Chương trình quốc gia xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước ngoài giai đoạn 2006-2010, giai đoạn 2013-2017.
 
Caption

Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh

phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị lần thứ 3 về hợp tác giữa Việt Nam với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định những thành tựu Việt Nam đạt được trong những năm qua một phần là nhờ sự giúp đỡ rất có ý nghĩa của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài và bạn bè quốc tế đối với Việt Nam.

Phó Thủ tướng nêu rõ, đời sống của một bộ phận dân cư ở Việt Nam hiện còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, trong khi tính bền vững của giảm nghèo còn thấp. Bên cạnh đó, Việt Nam phải dành nhiều thời gian, công sức và nguồn lực để ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.
 
Vì vậy, Phó Thủ tướng mong muốn các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tiếp tục mở rộng hơn nữa sự hợp tác và giúp đỡ Việt Nam.
 
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan chức năng nỗ lực nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sửa đổi các văn bản pháp quy theo hướng đơn giản hóa và công khai thủ tục hành chính liên quan tới các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.
 
Các bộ, ngành của địa phương cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại địa phương mình, bảo đảm quản lý dự án hiệu quả, đồng thời thực hiện đúng các cam kết với các tổ chức tài trợ.
 
Trong khuôn khổ Hội nghị, đã diễn ra 8 Hội thảo chuyên đề tập trung vào các lĩnh vực được sự quan tâm của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, bao gồm: Y tế; Giáo dục; Phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa; Dạy nghề và tạo việc làm; Giải quyết các vấn đề xã hội; Khắc phục hậu quả bom mìn và vật liệu chưa nổ tại Việt Nam; Giải quyết vấn đề chất độc da cam và nạn nhân chất độc da cam; Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và thiên tai.

Trong các phiên thảo luận, các đại biểu đã đánh giá kết quả quan hệ hợp tác, những thành tựu, khó khăn và thách thức, bài học kinh nghiệm trong hợp tác giữa hai bên, qua đó xác định các biện pháp thích hợp để tăng cường trao đổi thông tin và mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...