Học sinh Việt Nam được quốc tế đánh giá cao về năng lực Toán học, Đọc hiểu, Khoa học

Chiều 4/12, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức họp báo thông tin về PISA – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế 2012 của Việt Nam.

Theo Bộ GD&ĐT, PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment – Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

 

 

 Tại cuộc họp báo thông tin về PISA của Việt Nam (Ảnh:VA)


PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm 1 lần) tạo điều kiện cho các quốc gia có thể theo dõi sự tiến bộ của nền giáo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản. Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia. Năm 2012, có 70 quốc gia tham gia chương trình.

Lần đầu tiên tham gia PISA, Việt Nam - nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất so với các nước tham gia, đã đạt được kết quả bất ngờ. Việt Nam được quốc tế đánh giá cao về năng lực Toán học, Đọc hiểu, Khoa học. Về lĩnh vực Toán học: Việt Nam đứng thứ 17/65. Điểm trung bình Mean Score là 494 thì Việt Nam đạt 511. Như vậy, năng lực Toán học của học sinh Việt Nam ở top cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Với điểm như vậy, Việt Nam cao hơn nhiều nước giàu của OECD như: Áo, Úc, Đan Mạch, Pháp, Anh, Luxembourg, Na uy, Mỹ, Thụy Điển, Hung-ga-ry, Israel, Hy lạp...

Về lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là 496 thì Việt Nam đạt 508. Như vậy, năng lực Đọc hiểu của học sinh Việt Nam cao hơn chuẩn năng lực của OECD. Theo thống kê, kết quả Đọc hiểu của học sinh Việt Nam vẫn cao hơn các nước giàu có OECD vừa liệt kê trên trừ Úc.

Về lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Việt Nam đứng sau các nước/vùng theo thứ tự: Thượng Hải – Trung Quốc, Hồng Kông – Trung Quốc, Singapore, Nhật bản, Phần lan, Estonia, Hàn Quốc.

Theo đánh giá của Bộ GD&ĐT thì kết quả của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết: Lâu nay, Việt Nam chưa đánh giá khái quát được chất lượng giáo dục ở từng địa phương cũng như trên cả nước. Tham gia PISA giúp chúng ta học tập kinh nghiệm xác định năng lực, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của người học từ đó cải thiện được chất lượng giáo dục toàn diện.


Tuy nhiên, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng cho rằng: PISA 2012 mới chỉ đánh giá được năng lực học sinh Việt Nam ở 3 lĩnh vực Toán học, Đọc hiểu và Khoa học. Học sinh Việt Nam vẫn còn yếu về năng lực giao tiếp, hợp tác và kỹ năng thích ứng… Bởi vậy, ngành giáo dục Việt Nam cam kết sẽ phân tích kỹ báo cáo kết quả PISA 2012 để xác định đúng yêu tố ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh từ đó có chính sách thúc đẩy các yếu tố tích cực, khắc phục các yếu tố tiêu cực để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, trước mắt là giáo dục tiểu học, trung học cơ sở. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kỹ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.

Đổi mới để tạo đột phá trong xúc tiến, quảng bá du lịch

Để định vị Việt Nam là điểm đến du lịch hấp dẫn hàng đầu khu vực Đông Nam Á như mục tiêu Chiến lược marketing du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã đặt ra, chắc chắn không thể thiếu vai trò của xúc tiến, quảng bá du lịch.

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng Điện Biên Phủ - Biểu tượng và đỉnh cao của văn hóa giữ nước Việt Nam

70 năm qua, sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, đã có hàng nghìn công trình lớn, nhỏ, trong nước và nước ngoài nghiên cứu về chiến dịch này để cố gắng đưa ra những đánh giá đầy đủ, trọn vẹn nhất về ý nghĩa, tầm ảnh hưởng to lớn của sự kiện đối với Việt Nam và thế giới.

Chuyên gia Mỹ Latinh: Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới

Tiến sĩ Ruvislei González Sáez, chuyên gia hàng đầu về Việt Nam ở khu vực Mỹ Latinh, khẳng định Việt Nam là ngọn hải đăng hy vọng của thế giới, là lũy thép ngăn chặn chủ nghĩa đế quốc.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 6 triệu lượt trong 4 tháng

Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tháng 4 đạt 1,55 triệu lượt, cao hơn 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023.

[INFOGRAPHIC] Kinh tế - xã hội 4 tháng: Nhiều lĩnh vực tiếp tục xu hướng tích cực

Tổng cục Thống kê vừa công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024, cho thấy tình hình kinh tế - xã hội khởi sắc trên nhiều lĩnh vực.