Dự báo năm 2014 nhiều cơ chế, chính sách sẽ đồng thời phát huy tác dụng

Sáng 12/12, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia (NCEIF) phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức hội thảo khoa học “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014: Cộng hưởng hiệu ứng chính sách”.

 

 

Hội thảo khoa học “Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2014: Cộng hưởng hiệu
ứng chính sách” (Ảnh: M.P)


Hội thảo được tổ chức nhằm trao đổi, thảo luận về tác động của các cơ chế chính sách đã ban hành đến phát triển kinh tế năm 2013, từ đó gợi mở những đề xuất cho năm 2014.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Phạm Huy Đông nhận định, nhìn lại một năm sắp đi qua, những kết quả đạt được trong năm 2013 cho thấy các giải pháp quyết liệt của Chính phủ đã bắt đầu phát huy tác dụng. Kinh tế vĩ mô cơ bản được ổn định, tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng dần qua các quý (quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00% và quý III tăng 5,54%) và 9 tháng đầu năm 2013 tăng 5,14%. Khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp được cải thiện, hàng tồn kho giảm, nợ xấu dần được kiểm soát, xuất nhập khẩu tăng trở lại, nhiều doanh nghiệp đã phục hồi sản xuất.

Tuy vậy, ông Phạm Huy Đông cũng cho rằng, các dấu hiệu phục hồi còn chưa rõ nét và chưa chắc chắn, đòi hỏi chúng ta phải phân tích, đánh giá một cách chi tiết tác động và hiệu quả của các giải pháp, chính sách để có kiến nghị cụ thể và xác đáng cho công tác điều hành nói chung và hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng trong năm 2014.

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung vào thảo luận các vấn đề như: tác động của chính sách đến kinh tế Việt Nam năm 2013 và dự báo cho năm 2014; Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam năm 2014; Tác động của các chính sách nhìn từ góc độ doanh nghiệp…

Bà Mai Thị Thu, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia nhận định, mặc dù trong năm 2013, kinh tế Việt Nam đã dần dần được cải thiện hơn nhưng tốc độ phục hồi còn chậm và chưa vững chắc. Theo bà Mai Thị Thu, mặc dù thu hút đầu tư nước ngoài tăng mạnh nhưng tổng vốn đầu tư vẫn tăng khá chậm, tốc độ tăng tổng vốn đầu tư toàn xã hội tính đến quý III/2013 chỉ tăng 6,1% so với cùng kỳ 2012. Tiêu dùng không được cải thiện nhiều do người lao động, làm công ăn lương thắt chặt chi tiêu do ảnh hưởng kinh tế khó khăn, thu nhập hạn chế. Các doanh nghiệp giảm chi tiêu do hoạt động sản xuất kinh doanh bị thu hẹp quy mô (do thiếu vốn, phần vì hàng hóa không có thị trường tiêu thụ). Lạm phát thấp, có một phần nguyên nhân do tổng cầu yếu. Thu nhập hạn chế làm người dân "thắt lưng, buộc bụng", luồng vốn thu hẹp làm doanh nghiệp cắt giảm quy mô sản xuất, chi tiêu công hạn chế do chính sách cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, dẫn đến lượng tiền lưu thông hạn chế, qua đó làm giảm sức ép tăng giá, duy trì mức lạm phát thấp. Lãi suất giảm nhưng tiếp cận vốn vẫn khó khăn. Các ngân hàng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, doanh nghiệp cũng mong tiếp cận được nguồn vốn, thế nhưng cung cầu vẫn không thể gặp nhau. Phía doanh nghiệp không thể tiếp cận được những khoản vay là do không đáp ứng đủ tiêu chuẩn do ngân hàng đặt ra. Tốc độ tăng xuất khẩu ấn tượng đạt được chủ yếu từ khu vực doanh nghiệp FDI .Đây mới chính là khu vực làm giảm mức nhập siêu của nền kinh tế 2 năm trở lại đây. Mặt khác, việc kim ngạch nhập khẩu giảm, nhất là giảm trong nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào cho thấy hoạt động sản xuất còn chưa thực sự hồi phục.

Bà Mai Thị Thu cũng đưa ra dự báo năm 2014 là năm nhiều cơ chế, chính sách sẽ đồng thời phát huy tác dụng. Bởi vì, về cơ bản, doanh nghiệp đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất là năm 2012 và 2013. Những doanh nghiệp tiếp tục hoạt động đã chứng minh được nguồn lực và tính khả thi trong hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, khi Chính phủ kiên định thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong năm 2014, thì đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp tăng trưởng trở lại./.

(theo dangcongsan.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...