EU hiện thực hóa mục tiêu chuyển đổi xanh

Thực hiện cam kết đi đầu trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, các nước Liên minh châu Âu (EU) đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh bằng cách thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.

Một nhà máy điện mặt trời tại Đức. Ảnh: Reuters

Những dữ liệu công bố mới đây cho thấy, tỷ lệ điện xanh đạt mức cao ở một số quốc gia châu Âu và nhiều nước trong khu vực đang hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng xanh.

Sự phát triển mạnh mẽ của năng lượng gió và mặt trời đã mang lại lợi ích, góp phần giảm cơn khát nguồn cung năng lượng ở nhiều quốc gia châu Âu.

Theo các chuyên gia, năng lượng tái tạo đã giúp giảm bớt tác động của hạn hán, hạ giá điện, cũng như lượng khí thải ra môi trường trên toàn EU. Dự báo xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng, trong bối cảnh các nước EU đẩy mạnh nỗ lực chuyển đổi năng lượng.

Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp năng lượng Mặt trời châu Âu, công suất tấm quang điện mặt trời (PV) mới của 27 nước thành viên EU vào năm 2022 là 41,4 gigawatts (GW), tăng 47% so với năm trước đó.

Theo số liệu của Hiệp hội Công nghiệp năng lượng Mặt trời châu Âu, công suất tấm quang điện mặt trời (PV) mới của 27 nước thành viên EU vào năm 2022 là 41,4 gigawatts (GW), tăng 47% so với năm trước đó.

Một trong những quốc gia tiên phong sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo là Áo. Bộ Hành động vì khí hậu, Môi trường, Năng lượng, Di động, Đổi mới và Công nghệ Áo cho biết, Áo có 78% sản lượng điện đến từ nguồn năng lượng xanh, đang hướng tới tham vọng loại bỏ năng lượng hóa thạch và đạt mức trung hòa carbon lần lượt vào năm 2030 và 2040.

Để đạt được mục tiêu này, Áo đang có kế hoạch lắp đặt 1 triệu tấm quang điện mặt trời nhằm tăng sản lượng điện xanh lên 27 terawatt-giờ (TWh) trong năm 2030.

Tại khu vực Bắc Âu, Cơ quan thống kê quốc gia Phần Lan cho biết, trong tháng 5, tỷ lệ điện tái tạo ở nước này chiếm mức cao kỷ lục 75% tổng sản lượng tiêu thụ điện. Năm 2022, điện gió tăng 41%, chiếm tới 14,1% tổng sản lượng tiêu thụ điện, tương đương 11,6 TWh.

Phần Lan đang có kế hoạch mở rộng sản xuất năng lượng gió từ đất liền sang các vùng ven biển.

Đan Mạch cũng hưởng lợi khi tiên phong triển khai các cam kết phát triển năng lượng xanh. Năm ngoái, điện gió tại Đan Mạch chiếm tới 48% sản lượng điện quốc gia, trong khi điện gió ngoài khơi đạt mức đáng kể 2,3GW.

Thụy Điển từ lâu đã nổi tiếng là quốc gia sản xuất thủy điện, có 43% tổng sản lượng điện quốc gia sản xuất từ nước trong năm 2021. Ngày 16/5 vừa qua, Chính phủ Thụy Điển đã phê duyệt hai dự án điện gió cách bờ biển phía tây khoảng 20km và dự kiến cung cấp khoảng 6,5TWh mỗi năm.

Trong khi đó, theo Ember - tổ chức tư vấn năng lượng có trụ sở tại Anh, tháng 4/2022, Bồ Đào Nha đã đạt cột mốc quan trọng khi 51% điện năng là từ năng lượng gió và mặt trời. Đây là lần đầu tiên Bồ Đào Nha vượt mốc 50% sản lượng điện hằng tháng là từ các nguồn tái tạo.

Trong năm 2022, Bồ Đào Nha đã lắp đặt 0,9GW tấm quang điện mặt trời, qua đó nâng tổng công suất năng lượng mặt trời lên 2,5GW.

Tại Bồ Đào Nha, năng lượng gió và khả năng kết nối điện mặt trời đã thay thế than đá vào năm 2021; điện mặt trời đang dần giảm thiểu vai trò của khí đốt trong lưới điện.

Tại Tây Ban Nha, năng lượng gió và mặt trời chiếm tới 46% tổng sản lượng điện quốc gia, trong đó nguồn cung từ năng lượng mặt trời đóng góp mức kỷ lục 4,2TWh vào tháng 4/2022.

Là quốc gia luôn đi đầu nỗ lực giảm khí thải trong EU, Đức cho biết năng lượng gió đã trở thành nguồn đóng góp thứ hai trong mạng lưới điện năm ngoái, với 24,1%, trong khi điện mặt trời là 10,6%. Đức đang tìm cách tăng công suất điện mặt trời lên 400GW vào năm 2040. Hiệp hội Công nghiệp năng lượng mặt trời Đức cho biết, tham vọng này đòi hỏi tăng gấp 3 lần công suất lắp đặt điện mặt trời trong vòng 3 năm tới.

Bộ trưởng Năng lượng 9 nước thành viên EU dọc bờ Địa Trung Hải (MED9 - gồm Croatia, Cyprus, Pháp, Hy Lạp, Italia, Bồ Đào Nha, Slovenia và Tây Ban Nha) mới đây đã ký kết "Tuyên bố Malta" thúc đẩy đầu tư lĩnh vực năng lượng tái tạo tại Nam Âu nhằm đưa Địa Trung Hải thành trung tâm năng lượng xanh của khu vực.

Tại hội nghị ở thủ đô Valletta (Malta), 9 quốc gia EU đã nhất trí sẽ ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi và hệ thống quang điện mặt trời, quy trình sản xuất và vận chuyển hydrogen tái tạo, đề xuất các giải pháp lưu trữ năng lượng, cũng như thiết lập các trạm kết nối năng lượng mới giữa EU và các nước Địa Trung Hải không thuộc khối. MED9 cũng kêu gọi Ủy ban châu Âu (EC) xem xét kiến tạo hành lang kết nối năng lượng xanh giữa châu Âu với các quốc gia Bắc Phi giàu tài nguyên năng lượng tái tạo, đồng thời ưu tiên các nguồn tài trợ của EU cho việc phát triển các trạm kết nối năng lượng chính ở khu vực Địa Trung Hải.

Kế hoạch REPowerEU nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai năng lượng tái tạo và thúc đẩy đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng năng lượng trên toàn EU đã được công bố cách đây hơn một năm. Châu Âu dự kiến chi tới 210 tỷ euro từ nay đến năm 2027, trong đó đẩy mạnh khai thác năng lượng tái tạo, coi đây là "chìa khóa" để hiện thực hóa các mục tiêu đã đưa ra trong kế hoạch này.

https://nhandan.vn/eu-hien-thuc-hoa-muc-tieu-chuyen-doi-xanh-post754289.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Mùa hè khắc nghiệt, nền nhiệt cao kỷ lục

Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu (EU) Copernicus cho biết, tính đến tháng 3 vừa qua, thế giới đã trải qua tháng thứ 10 liên tiếp có nền nhiệt cao kỷ lục, cả nhiệt độ không khí và các đại dương đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Nhiều khu vực đã xuất hiện “mùa cháy rừng” tồi tệ nhất trong thế kỷ...

Tổ chức Mặt trận góp phần củng cố quan hệ đoàn kết Việt Nam-Lào-Campuchia

Chiều 9/4 tại thủ đô Vientiane, đã diễn ra Hội nghị Chủ tịch Mặt trận ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam lần thứ 5. Hội nghị nhằm củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và phát triển giữa ba tổ chức Mặt trận của ba nước.

Triển vọng chính sách sản lượng của OPEC+ đối mặt "ngã ba đường"

Mặc dù kỳ vọng OPEC+ bắt đầu nghĩ đến việc chấm dứt kế hoạch cắt giảm sản lượng là hợp lý, nhưng việc khối này giữ nguyên các hạn chế có thể hợp lý hơn.

Khai mạc Hội chợ thương mại Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan

Chiều 10/4 tại tỉnh Champasak đã diễn ra lễ khai mạc “Hội chợ triển lãm trưng bày sản phẩm và các hoạt động kết nối đầu tư, thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia-Thái Lan”.

Hợp tác bảo vệ tài nguyên nước

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, khủng hoảng nước là một trong số những rủi ro hàng đầu đối với thế giới. Biến đổi khí hậu khiến nhiều khu vực trên thế giới đối mặt tình trạng thiếu nước trầm trọng, làm đảo lộn sinh hoạt của người dân và cản trở sự phát triển kinh tế.

Tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh tế

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong quý IV/2023 tăng trưởng 3,4%, cao hơn so với mức 3,2% dự báo trước đó; Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc trong tháng 3 lần đầu quay lại ngưỡng trên 50 điểm sau 5 tháng giảm liên tục. Ðó là những tín hiệu tích cực từ các "đầu tàu" kinh...