Độc đáo tết Sử Giề Pà của người Bố Y

Xã Thanh Bình (huyện Mường Khương) có cộng đồng người Bố Y (dân tộc rất ít người) sinh sống. Người Bố Y có nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, trong đó phải kể đến tết Sử Giề Pà (Lễ tạ ơn trâu).

Năm 2014, tết Sử Giề Pà của người Bố Y ở huyện Mường Khương được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Cứ đến ngày 8/4 (âm lịch) hằng năm, người Bố Y tại xã Thanh Bình lại tổ chức tết Sử Giề Pà (Lễ tạ ơn trâu). Tết Sử Giề Pà độc đáo với mâm lễ vật cúng chung của làng. Đó là chiếc đầu trâu được làm bằng xôi 7 màu, có đôi sừng dài tượng trưng cho con trâu trưởng thành khỏe mạnh, thêm trứng nhuộm phẩm đỏ, gà luộc nguyên con, rượu, chè, hương, tiền vàng... Mâm lễ chung do mọi nhà trong thôn cùng đóng góp, là cách thể hiện tính cố kết cộng đồng và tinh thần đoàn kết của người Bố Y.

49.jpg

Lễ tạ ơn trâu chỉ diễn ra trong 1 ngày nhưng trước đó, các gia đình trong làng đã cùng nhau chuẩn bị rất công phu và tỉ mỉ. Những người đàn ông lựa chọn mẻ thóc nếp ngon nhất, phơi và giã để lấy gạo nấu xôi. Phụ nữ thì tìm những nguyên liệu để nhuộm màu cho xôi và trứng gà. Các nguyên liệu này đều là các loại thảo dược được kiếm trong rừng hoặc trồng trong vườn của các gia đình người Bố Y. Những quả trứng gà được lựa chọn cẩn thận, to và đều nhau, nhuộm màu đỏ để làm quà cho trẻ em trong làng.

50.jpg

Trước khi mang lễ lên cúng ở đầu nguồn nước, người Bố Y phải tạ con trâu trong nhà bằng cách nắm xôi cuộn vào cỏ để cho trâu ăn trước. Gia đình có bao nhiêu con trâu thì cuộn bấy nhiêu nắm xôi. Già làng làm chủ lễ sắp mâm cúng chung tại ngôi miếu nơi đầu nguồn nước của thôn để tạ ơn trâu thần.

Vào ngày tết Sử Giề Pà, người Bố Y còn tổ chức các trò chơi dân gian như đánh đu, đánh còn, đánh quay. Ngoài các trò chơi dân gian, còn có các hoạt động nghệ thuật dân gian khác được yêu thích như hát đối đáp, giao duyên, hát ống... Không những thế, trong tết Sử Giề Pà, các gia đình người Bố Y còn mời thêm những người anh em dân tộc láng giềng của mình như người Mông, người Nùng, người Pa Dí… đến chơi nhà và dùng bữa với gia chủ để chúc mừng.

48.jpg

Tết Sử Giề Pà được coi là tết cầu tài, cầu lộc, cầu may mắn đến với bản làng, là dịp cho các thành viên dành sự chăm sóc đặc biệt và bày tỏ lòng cảm ơn đến con trâu của gia đình. Đây cũng là khoảng thời gian để các thành viên trong cộng đồng thể hiện tinh thần đoàn kết, gặp gỡ, chia sẻ buồn, vui, ước vọng.

Tết Sử Giề Pà ( Lễ tạ ơn trâu) được tổ chức nhằm tạ ơn trâu thần đã đến giúp người Bố Y trong sản xuất nông nghiệp.Theo truyền thuyết kể lại, nhà trời đưa 1 con trâu trắng xuống Thanh Bình giúp dân tìm nguồn nước. Sự xuất hiện của con trâu còn là dấu mốc thể hiện bước chuyển quan trọng từ phương thức sản xuất chọc lỗ, tra hạt sang sử dụng loài vật này làm sức kéo của người Bố Y ở đây.

https://baolaocai.vn/doc-dao-tet-su-gie-pa-cua-nguoi-bo-y-post368912.html

 

Theo LCĐT

Tin Liên Quan

Lào Cai - điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ

Chỉ còn hai ngày nữa kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5 sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, dịp này các địa phương sẽ tổ chức nhiều hoạt động kích cầu, thu hút du khách. Hiện các điểm du lịch, cơ sở lưu trú cũng đã chuẩn bị những điều kiện tốt nhất, nhằm mang đến cho du khách một kỳ nghỉ thú vị.

Khảo sát, điền dã các di tích danh lam, thắng cảnh tại huyện Bát Xát

Trong 2 ngày, 23 và 24/4, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Bảo tàng tỉnh thực hiện khảo sát, điền dã thác Ong Chúa và đỉnh núi Nhìu Cồ San (thuộc thôn Nhìu Cù San, xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát) để lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích danh lam, thắng cảnh cấp tỉnh.

Ra mắt sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”

Nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội mùa hè Sa Pa năm 2024, thị xã Sa Pa sẽ giới thiệu và ra mắt du khách trong và ngoài nước sản phẩm du lịch “Điểm hẹn - Chợ tình Sa Pa”.

Lào Cai tổ chức Hội thảo xúc tiến đầu tư và quảng bá du lịch tại Nhật Bản

Từ ngày 21 - 26/4, Đoàn đại biểu tỉnh Lào Cai do đồng chí Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đến thăm và làm việc tại Nhật Bản.

Sa Pa - hướng tới Đô thị du lịch sạch ASEAN

Sa Pa được biết đến là một điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam với khí hậu trong lành, mát mẻ mang sắc thái Châu Âu hội tụ 4 mùa trong 1 ngày - là điểm du lịch nghỉ dưỡng lý tưởng vào mùa Hè và là nơi khám phá, trải nghiệm tuyết độc đáo vào mùa Đông. Đặc biệt, Sa Pa được công nhận là Khu du lịch...

Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa tại Hà Nội

Từ ngày 05/4/2024 đến ngày 07/4/2024, tại Khu vực Vườn hoa Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội sẽ diễn ra Ngày hội văn hóa du lịch Sa Pa. Chuỗi hoạt động giới thiệu quảng bá du lịch Sa Pa tại Hà Nội hứa hẹn sẽ tạo ra một sự kiện mang sắc màu văn hóa đặc sắc của Sa Pa giữa lòng thủ đô Hà Nội,...