Đánh giá, đo lường mức độ chuyển đổi số báo chí

Ngày 2/6, Bộ Thông tin và Truyền thông ký Quyết định số 951/QĐ-BTTTT ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.

Mục tiêu của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định 951/QĐ-BTTTT là muốn thống nhất Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí làm công cụ, thước đo đánh giá mức độ sẵn sàng, mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí dùng chung trên phạm vi cả nước; Triển khai áp dụng Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí để đánh giá rộng rãi các cơ quan báo chí trên toàn quốc nhằm giúp từng cơ quan báo chí xác định được mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình chuyển đổi số từ đó có lộ trình, kế hoạch, giải pháp chuyển đổi số phù hợp, giúp cơ quan báo chí phát triển nhanh hơn, mạnh hơn.

Đồng thời, làm căn cứ để tạo lập được cơ sở dữ liệu chuyển đổi số báo chí với các thông tin, số liệu xác thực nhằm giúp các cơ quan, đơn vị chức năng quản lý nhà nước về báo chí nhìn thấy bức tranh toàn cảnh; đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy chuyển đổi số báo chí đồng thời có thêm công cụ đánh giá hiệu quả triển khai các chương trình, kế hoạch hỗ trợ chuyển đổi số báo chí trên phạm vi toàn quốc.

Ảnh minh họa.

Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí đáp ứng các yêu cầu: Bảo đảm khả thi, phù hợp để đánh giá thực chất, khách quan hiện trạng chuyển đổi số báo chí Việt Nam; Có tính mở và được cập nhật, phát triển phù hợp với thực tiễn; Có khả năng để hình thành được Hệ thống kỹ thuật làm công cụ, phương tiện áp dụng Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí nhằm đánh giá, theo dõi quá trình chuyển đổi số cho từng cơ quan báo chí, đồng thời hỗ trợ thông tin, cung cấp bức tranh cập nhật về chuyển đổi số báo chí Việt Nam.

Việc ban hành và triển khai áp dụng Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí áp dụng cho tất cả các cơ quan báo chí trên cả nước.

Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra có 3 nội dung. Trong đó, nội dung thứ nhất là cấu trúc Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí. Theo đó, mô hình đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí, bao gồm một bảng các chỉ số được nhóm thành 5 trụ cột của chuyển đổi số báo chí: (1) Chiến lược; (2) Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin; (3) Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn; (4) Độc giả, khán giả, thính giả; (5) Mức độ ứng dụng công nghệ số. Mỗi trụ cột có các chỉ số thành phần, trong mỗi chỉ số thành phần có các tiêu chí (10 chỉ số thành phần và 42 tiêu chí).

Nội dung thứ 2 là các mức độ đánh giá sự trưởng thành chuyển đổi số của các cơ quan báo chí. Theo đó, mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí sẽ được xác định căn cứ vào tổng điểm đạt được của 5 trụ cột và được xếp loại như sau: Mức 1: dưới 50 điểm - ở mức Yếu; Mức 2: từ 50 đến dưới 60 điểm - ở mức Trung bình; Mức 3: từ 60 đến dưới 70 điểm - ở mức Khá; Mức 4: từ 70 đến 80 điểm - ở mức Tốt; Mức 5: trên 80 điểm - ở mức Xuất sắc.

Nội dung thứ 3 là thang điểm và cách đánh giá. Cụ thể, tổng thang điểm đánh giá đạt tối đa của chỉ số đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí là 100 điểm, được chia cho 5 trụ cột, trong đó thang điểm tối đa của các trụ cột như sau: (1) Chiến lược: 18 điểm; (2) Hạ tầng số, nền tảng số và an toàn thông tin: 24 điểm; (3) Sự đồng nhất về tổ chức và chuyên môn: 20 điểm; (4) Độc giả, khán giả, thính giả: 23 điểm; (5) Mức độ ứng dụng công nghệ số: 15 điểm.

Việc đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của các cơ quan báo chí trước hết được thực hiện theo từng tiêu chí, sau đó tính theo từng chỉ số thành phần/trụ cột. Mỗi trụ cột/chỉ số thành phần sẽ có các tiêu chí và điểm tối đa tương ứng của tiêu chí.

Theo Quyết định, việc đánh giá, xác định và công nhận mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí gồm các bước: Tự đánh giá của cơ quan báo chí; Đánh giá của Bộ Thông tin và Truyền thông; Công bố xếp hạng mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí.

Cơ quan báo chí sau khi đã được thẩm định, đánh giá sẽ được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp Chứng nhận mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí và được sử dụng Chứng nhận này để quảng cáo thương hiệu cũng như đăng ký tham gia các chương trình chuyển đổi số báo chí và các đề án chuyển đổi số của cơ quan nhà nước. Việc công bố xếp hạng mức độ trưởng thành Chuyển đổi số báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện và công bố hàng năm.

Kết quả đánh giá, xếp hạng được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông tại địa chỉ https://mic.gov.vn/ và Cổng thông tin Trung tâm Hỗ trợ Chuyển đổi số báo chí tại địa chỉ https://pdt.gov.vn/.

Quyết định đưa ra việc tổ chức xây dựng và duy trì, vận hành Cổng thông tin điện tử Trung tâm Hỗ trợ Chuyển đổi số báo chí (https://pdt.gov.vn/) để tập huấn, cung cấp thông tin và công cụ đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí theo Bộ Chỉ số đánh giá được ban hành kèm theo; là địa chỉ cho các cơ quan báo chí tham gia đánh giá và sử dụng Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí; hỗ trợ tư vấn cho cơ quan báo chí về công tác chuyển đổi số…

Quyết định đề ra những nhiệm vụ, giải pháp triển khai cụ thể về truyền thông, tuyên truyền; Tổ chức đánh giá, xác định Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của cơ quan báo chí; Triển khai các khóa đào tạo, tập huấn; Tổ chức hội thảo, hội nghị, phối hợp các bộ, ngành, địa phương và các hiệp hội, các bên có liên quan để triển khai thực hiện Quyết định này.

Hà Phương

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...