Mê Kông: Ứng xử trách nhiệm trước tài sản chung

Ngày càng nhiều ý kiến nhấn mạnh tới cách ứng xử thích hợp với sông Mê Kông, khối tài sản chung vĩ đại và là nơi sinh kế cho hàng triệu người.
 
Với tổng chiều dài hơn 4.800km, gồm hơn 30 nhánh sông chính, Mê Kông là con sông lớn nhất Đông Nam Á và lớn thứ 11 trên thế giới. Sinh kế của hơn 75% dân số trong lưu vực phụ thuộc vào con sông này thông qua việc canh tác nông nghiệp, khai thác thủy sản và rừng. Nguồn lợi từ dòng Mê Kông không chỉ mang tính khu vực, mà còn vươn ra phạm vi rộng hơn. Chẳng hạn những biến động tại “vựa lúa” nơi dòng Mê Kông chảy qua rất có thể tác động đến an ninh lương thực thế giới.

Khẳng định điều này, trong chuyến thăm vùng sông nước Cà Mau để công bố dự án viện trợ cho việc ứng phó biến đổi khí hậu tại khu vực này (trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam từ 14 – 17/12), Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói biến đổi khí hậu và việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông là mối đe dọa nghiêm trọng với sinh kế của hàng triệu người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ngoại trưởng Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh rằng sông Mê Kông là tài sản chung của toàn cầu và mọi dự án phát triển hạ tầng như xây đập thủy điện cần phải được thực hiện một cách cẩn thận và minh bạch.

Những năm gần đây, đã có nhiều lời cảnh báo được đưa ra về tình trạng khai thác tận thu dẫn đến cạn kiệt tài nguyên, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng tới đa dạng sinh học tại lưu vực sông Mê Kông. Thậm chí, các chuyên gia về môi trường còn gióng lên hồi chuông báo động về khả năng dòng sông bị biến đổi dòng chảy, dẫn tới những thảm họa về môi trường nếu các đập thủy điện được xây dựng tràn lan trong khu vực. Vấn đề của sông Mê Kông được đánh giá là “xuyên biên giới”, cần có giải pháp “xuyên quốc gia”.

Có thể nói rằng, các nước tiểu vùng sông Mê Kông gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và Myanmar cùng với đối tác Nhật Bản, đã không ngừng tích cực tìm lời giải cho vấn đề của sông Mê Kông; không chỉ đưa ra những cam kết mạnh mẽ, mà còn thiết lập được một cơ chế hợp tác rất tích cực vì sự ổn định, thịnh vượng và phát triển của khu vực sông.

Hội nghị cấp cao các nước tiểu vùng sông Mê Kông - Nhật Bản lần thứ 5 vừa diễn ra tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 14/12 đã nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc quản lý và phát triển bền vững nguồn nước và các tài nguyên liên quan của sông Mê Kông, khẳng định ủng hộ Ủy hội sông Mê Kông quốc tế đẩy nhanh các nghiên cứu về quản lý và phát triển bền vững cũng như các nghiên cứu của các nước có liên quan về tác động đến môi trường và dòng chính sông Mê Kông.

Hội nghị đã thông qua Tuyên bố kiểm điểm giữa kỳ Chiến lược Tokyo 2012, theo đó khẳng định quyết tâm của các bên cùng thúc đẩy hợp tác Mê Kông - Nhật Bản vì sự thịnh vượng, ổn định và phát triển bền vững của khu vực Mê Kông.

Mê Kông là dòng sông chung và đem lại nguồn lợi chung thì rõ ràng, các nước cần phải tích cực đóng góp vào kế hoạch hành động chung để cùng có cách ứng xử thích hợp với “khối tài sản chung vĩ đại” này và chỉ như vậy dòng Mê Kông mới có thể mãi xanh./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Bài toán khó về nhân khẩu học

Già hóa dân số là câu chuyện đã xuất hiện nhiều năm, nhưng hệ quả của tình trạng này đối với kinh tế, xã hội luôn là vấn đề nóng, làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách tại Nhật Bản và Hàn Quốc. Tìm được lời giải cho bài toán nhân khẩu học là chìa khóa quan trọng giúp duy trì sự ổn định, phát...

Các nước EU thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải

Các nước EU đã thông qua lần cuối luật cắt giảm khí thải CO2 từ các xe tải, theo đó yêu cầu hầu hết các phương tiện hạng nặng bán tại thị trường EU từ năm 2040 phải là xe không phát thải.

Niềm tin vững chắc vào sức mạnh đoàn kết

Ngay sau khi nhậm chức nhiệm kỳ mới, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về các mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2036. Cam kết đưa nước Nga trở nên mạnh mẽ hơn, bằng sức mạnh đoàn kết và các kế hoạch phát triển, Tổng thống Putin được người dân Nga tin tưởng sẽ...

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy...

Số người cao tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương dự báo tăng lên 1,2 tỷ người vào năm 2050

Số người từ 60 tuổi trở lên ở châu Á và Thái Bình Dương đang phát triển được dự báo sẽ tăng gần gấp đôi lên 1,2 tỷ người vào năm 2050, làm gia tăng nhanh chóng nhu cầu về lương hưu và các chương trình phúc lợi cũng như dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Triển vọng tươi sáng hơn của kinh tế toàn cầu

Dự báo của giới chuyên gia phân tích và các định chế tài chính cho thấy, triển vọng kinh tế thế giới năm 2024 có thể tươi sáng hơn so với các dự báo trước đây. Theo đó, kinh tế toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 3% trong năm nay.