Phân bổ hiệu quả nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 18/12, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội và Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội thảo quốc tế: “Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính”.
 


Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh phát biểu tại Hội thảo. (Ảnh: VGP)

Hội thảo lần này diễn ra trong bối cảnh sau hơn 2 năm nước ta tiến hành tái cơ cấu thị trường tài chính mà trọng tâm là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính, nhằm tăng cường việc giám sát và góp phần làm cho hệ thống tài chính lành mạnh, minh bạch.

Trong lĩnh vực này, hơn 2 năm qua, Việt Nam không chỉ khắc phục hậu quả của nợ xấu, nâng cao tính thanh khoản… mà còn tạo được những thay đổi căn bản về thể chế, cấu trúc thị trường và tư duy chính sách để tạo dựng nền tảng tài chính vững mạnh, đảm đương được vai trò phân bổ nguồn lực xã hội hiệu quả, đồng thời đảm bảo ổn định tài chính để phát triển bền vững.

Thực tế sau 2 năm thực hiện tái cấu trúc thị trường tài chính để ứng phó với khủng hoảng kinh tế thế giới và những khó khăn trong nước, hoạt động tín dụng ngân hàng của Việt Nam từng bước ổn định, an toàn, thanh khoản được cải thiện. Các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém được cơ cấu lại và kiểm soát chặt chẽ, nguy cơ đổ vỡ được đẩy lùi, thị trường chứng khoán từng bước hồi phục và đã trở thành 1 trong 10 thị trường có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới năm 2013.

Bên cạnh đó, công tác quản trị và giám sát thị trường tài chính được tăng cường, giúp duy trì ổn định vĩ mô, cải thiện nguồn lực tài chính quốc gia, tạo điều kiện cần thiết cho tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu.

Chủ trương của Nhà nước là phát triển đồng bộ và vững chắc thị trường tài chính bao gồm thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Nguồn vốn cần được phân bổ vào những lĩnh vực hoạt động hiệu quả, nhất là khu vực sản xuất, kinh tế “xanh” theo sự dẫn dắt của những tín hiệu tốt trên thị trường, không bị biến dạng do các quyết định hành chính.

Kinh nghiệm của thế giới và cả từ kiểm nghiệm của Việt Nam trong những năm qua cho thấy để phân bổ nguồn vốn hiệu quả thì khâu đột phá là giải quyết mối quan hệ Nhà nước và thị trường. Cho dù sự phân bổ thuộc về Nhà nước thì cũng phải tôn trọng khách quan các nguyên tắc của thị trường. Nhà nước cần tăng cường quản lý thị trường vốn, đảm bảo thị trường này vận hành thống suốt, công khai và hiệu quả. 



Hội thảo quốc tế "Tăng cường giám sát và lành mạnh hóa hệ thống tài chính". (Ảnh: VGP) 

Ghi nhận những kết quả thực hiện tái cấu trúc thị trường tài chính trong những năm qua nhưng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để có hệ thống tài chính thật sự lành mạnh. Cụ thể, các quy định mới để đảm bảo an toàn hệ thống vẫn còn khoảng cách với chuẩn mực của quốc tế; gia tăng nợ xấu được kiểm soát nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn cao; tình trạng sở hữu chéo ở các khu vực ngân hàng, doanh nghiệp, chứng khoán đã làm “lệch lạc” dòng chảy tiền tệ trong nền kinh tế hay nói cách khác là việc phân bổ nguồn lực chưa hiệu quả…

Do đó, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đề nghị các cơ quan hoạch định chính sách, cơ quan giám sát tài chính nâng cao trách nhiệm trong nhận định rõ rủi ro, xử lý các vấn đề phát sinh để lành mạnh hóa hệ thống tài chính. Cùng với đó, việc xây dựng mô hình giám sát tài chính hiệu quả cần tiếp tục được thực hiện cả trước mắt và lâu dài để có thể khuyến cáo kịp thời việc tránh những rủi ro tài chính./.
(Theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Không chủ quan với lạm phát

Bình quân 4 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước ta tăng 3,93% so với cùng kỳ năm 2023; lạm phát cơ bản tăng 2,81%, thấp hơn mức CPI bình quân chung. Những con số này cho thấy diễn biến lạm phát vẫn cơ bản ổn định và trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, tại thời điểm này, nhiều dự báo cũng cho thấy, giá...

Hãy cùng nhau kề vai, sát cánh, tiếp tục lập nên những kỳ tích "Điện Biên Phủ mới"*

Cổng Thông tin điện tử trân trọng giới thiệu Diễn văn do đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ trình bày tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024).

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tỉnh Điện Biên tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Ngay sau lễ mít tinh là chương trình diễu binh, diễu...

Chiến dịch Điện Biên Phủ được tái hiện sống động bằng công nghệ 3D Mapping

Người dân Thủ đô Hà Nội có cơ hội ôn lại lịch sử, sống lại những khoảnh khắc hào hùng của chiến dịch Điện Biên Phủ với việc bức tranh “Chiến dịch Điện Biên Phủ” được trình chiếu bằng công nghệ 3D Mapping, với âm thanh và lời thuyết minh sống động.

Sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)”

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954-2024), ngày 5/5/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) sẽ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” gồm 4 mẫu tem ngay tại Điện Biên Phủ.

4 nhóm chỉ tiêu phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (Chiến lược AI ứng dụng)

Bộ Thông tin và Truyền thông vừa ban hành Kế hoạch hành động năm 2024 triển khai chiến lược phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030.