Việt Nam cam kết đóng góp trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu

Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu thông qua duy trì xuất khẩu gạo và các nông sản khác một cách ổn định, đồng thời sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột.
Việt Nam cam kết đóng góp trong bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu - Ảnh 1.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại phiên thảo luận mở về "Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột" do Hội đồng Bảo an LHQ tổ chức - Ảnh: Báo Thế giới và Việt Nam

Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh điều này trong phát biểu tại phiên thảo luận mở về "Nạn đói và mất an ninh lương thực do ảnh hưởng của xung đột" do Hội đồng Bảo an LHQ (HĐBA LHQ) tổ chức ngày 3/8.

Tại cuộc họp, diễn giả từ một số tổ chức quốc tế và đại diện các nước đánh giá thế giới đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực do tác động đan xen của các yếu tố an ninh truyền thống và phi truyền thống, như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, xung đột vũ trang...

Về giải pháp, các ý kiến cho rằng cần tăng cường vai trò của LHQ, nhất là HĐBA, trong việc ngăn ngừa xung đột, tăng cường hệ thống cảnh báo sớm về nguy cơ mất an ninh lương thực, củng cố hệ thống lương thực toàn cầu theo hướng bền vững hơn, bảo đảm khả năng tiếp cận lương thực của dân thường trong xung đột.

Phát biểu tại phiên thảo luận, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh các báo cáo gần đây tại Hội nghị lần thứ 43 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) trong tháng 7 cảnh báo thế giới đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn về an ninh lương thực.

Trong khi hầu hết các lĩnh vực đã phục hồi ở mức độ khác nhau sau đại dịch, tình trạng mất an ninh lương thực tiếp tục là vấn đề nan giải ở nhiều nơi trên thế giới, nhất là các khu vực có xung đột. Do đó cần có cam kết và nỗ lực chung mạnh mẽ hơn của cộng đồng quốc tế để chấm dứt vòng luẩn quẩn giữa xung đột và đói nghèo.

Nhấn mạnh cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa nạn đói tại các vùng xung đột là ngăn chặn bạo lực và xây dựng hòa bình, Đại sứ Đặng Hoàng Giang cho rằng HĐBA cần đóng vai trò hiệu quả hơn trong giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột, qua đó giảm thiểu rủi ro mất an ninh lương thực do xung đột.

Đại diện Việt Nam kêu gọi các bên trong xung đột tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là luật nhân đạo quốc tế, không phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của dân thường như quy định tại Nghị quyết 2573 do Việt Nam đề xuất khi làm Chủ tịch HĐBA tháng 4/2021.

Bên cạnh đó, HĐBA cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan chuyên môn như FAO, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) và các đối tác quốc tế để giải quyết nạn đói ở các khu vực xung đột, hợp tác với các tổ chức khu vực để tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống lương thực và đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang khẳng định an ninh lương thực vừa là mục tiêu vừa là giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển nông nghiệp ít phát thải và có khả năng chống chịu tác động của biến đổi khí hậu với mong muốn đưa Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo về lương thực trong khu vực.

Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh Việt Nam cam kết tiếp tục đóng góp tích cực cho an ninh lương thực toàn cầu thông qua duy trì xuất khẩu gạo cũng như các nông sản khác một cách ổn định, đồng thời sẵn sàng cùng cộng đồng quốc tế giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực do tác động của xung đột./.

https://baochinhphu.vn/viet-nam-cam-ket-dong-gop-trong-bao-dam-an-ninh-luong-thuc-toan-cau-102230804143651214.htm

theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Đường lối "ngoại giao cây tre" do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề ra xứng đáng được công nhận và tôn trọng trên trường quốc tế

Đại sứ Nga Gennady Bezdetko nhấn mạnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo xuất sắc, đã hiến dâng đời mình để phụng sự Tổ quốc mình vô điều kiện. Các thế hệ sau sẽ nhớ đến sự đóng góp của Ông vào việc phát triển đất nước và nâng cao vai trò, tầm vóc của Việt Nam trên thế giới.

Việt Nam - điển hình của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản thế giới

Hồ sơ Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua, mở ra việc khơi thông Trục Hoàng Đạo, tiến tới khôi phục không gian và Chính điện Kính Thiên.

Báo chí quốc tế nêu bật dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của Việt Nam

Trong những ngày qua, truyền thông thế giới đã thông tin về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời nhắc lại những dấu mốc chính trong sự nghiệp, dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.

Báo chí Hàn Quốc đưa tin đậm nét về chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Báo chí và các phương tiện truyền thông Hàn Quốc ngày 1/7 đăng tải nhiều thông tin về quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực kinh tế thương mại nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có chuyến thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6-3/7.

Truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin về chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính

Những ngày qua, truyền thông chính thống của Trung Quốc như Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, Đài phát thanh và Truyền hình Trung ương Trung Quốc… đều đưa tin đậm nét về hoạt động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu Việt Nam nhân chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên...

Truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin kết quả chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga

Truyền thông quốc tế đã đăng tải nhiều bài viết về diễn biến và kết quả chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin đến Việt Nam trong hai ngày 19-20/6 vừa qua.