Thỏa thuận chia sẻ thông tin vận hành đập trên sông Mê Công

Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) thông báo giới chức cấp cao của sáu quốc gia dọc sông Mê Công đã nhất trí những khuyến nghị về giai đoạn đầu của Nghiên cứu chung giữa Ủy ban sông Mê Công và Hợp tác Mê Công-Lan Thương (MLC).

Lưu vực sông Mekong. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

Theo TTXVN, điều này giúp mở đường cho việc chia sẻ thông tin về hoạt động của hồ chứa và xả nước trên sông Mê Công, cũng như các giải pháp thiết thực để giảm thiểu và thích ứng với các tác động.

Thông báo cho biết thỏa thuận nêu trên đạt được sau nhiều giờ thảo luận giữa Ủy ban liên hợp MRC và Nhóm công tác chung MLC về Hợp tác tài nguyên nước tại cuộc họp chung đầu tiên mang tính lịch sử diễn ra ngày 10/9 ở thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc. Cuộc họp cũng thống nhất thành lập Nhóm chuyên gia chung để giám sát các nghiên cứu chung sâu hơn và triển khai Khảo sát chung Lan Thương-Mê Công.

Trong quá trình khảo sát chung, MRC và MLC sẽ cùng nhau thực hiện các chuyến đi thực địa và khảo sát cần thiết tại các địa điểm quan trọng ở khu vực thượng lưu sông Mê Công, bao gồm các cam kết và quan sát liên quan về sinh kế của người dân và cộng đồng sinh sống dọc sông.

Một khuyến nghị chính trong giai đoạn ngắn hạn là MRC và MLC hợp tác chặt chẽ hơn để bảo đảm chia sẻ về mức trữ nước và dữ liệu vận hành thủy điện trên khắp lưu vực sông Lan Thương-Mê Công, giúp các cộng đồng ở hạ nguồn chuẩn bị và thích ứng với những thay đổi. Về lâu dài, Nghiên cứu chung khuyến nghị MRC và MLC cùng xây dựng các kế hoạch và chiến lược hành động, bao gồm chiến lược quản lý lũ lụt và hạn hán, cũng như kế hoạch xây dựng năng lực, bảo đảm quản lý tài nguyên nước phối hợp và thích ứng các điều kiện thay đổi của sông.

Những phát hiện và khuyến nghị ban đầu của Nghiên cứu chung được đưa vào báo cáo giai đoạn đầu và sẽ được chia sẻ tại Diễn đàn RSF lần thứ 13 được tổ chức ngày 5/10 tới tại Luang Prabang, Lào.

https://nhandan.vn/thoa-thuan-chia-se-thong-tin-van-hanh-dap-tren-song-me-cong-post772184.html

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong ký ức các lực lượng yêu chuộng hòa bình toàn thế giới

Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, lãnh đạo các Đảng cầm quyền, Đảng Cộng sản trên thế giới, các Đảng đối tác, các tổ chức quốc tế đã gửi các điện/thư chia buồn đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương Đảng...

Bảo vệ giới trẻ trước tác hại của thuốc lá

Thế giới có khoảng 37 triệu trẻ em, từ 13 đến 15 tuổi, hút thuốc lá. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi các chính phủ nhanh chóng hành động để bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước.

2024 đang trên đà trở thành năm nóng nhất trong lịch sử

Với việc nhiệt độ trung bình thế giới tháng 6 vừa qua đã phá kỷ lục cao nhất mọi thời đại, các nhà khí tượng học cho rằng, năm 2024 sẽ có thể trở thành năm nóng nhất lịch sử thế giới.

Thu hẹp khoảng cách tiếp cận vaccine

Tăng cường khả năng châu Phi tự sản xuất vaccine là chủ đề được tập trung thảo luận tại Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới, vừa diễn ra ở Paris (Pháp). Để bảo đảm tiếp cận công bằng vaccine, ngoài việc các nước giàu chia sẻ vaccine, các hãng dược thực hiện đầy đủ cam kết phân...

Cộng đồng quốc tế chia sẻ trách nhiệm hỗ trợ người tị nạn

Gần 120 triệu người trên thế giới phải rời bỏ mái ấm để trốn chạy khỏi các cuộc xung đột, bạo lực... Con số nhức nhối này là hồi chuông cảnh báo và cũng thúc giục cộng đồng quốc tế dang rộng vòng tay đón nhận và hỗ trợ người tị nạn, để tránh những thảm kịch tồi tệ.

Xu hướng tích cực trên thị trường năng lượng

Báo cáo Đầu tư Năng lượng thế giới hằng năm của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho thấy, đầu tư toàn cầu vào công nghệ và cơ sở hạ tầng năng lượng sạch dự kiến đạt 2.000 tỷ USD trong năm nay, gấp đôi mức dành cho nhiên liệu hóa thạch. Sự gia tăng chi tiêu cho năng lượng sạch là nhờ kinh tế phát triển...