Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU phát triển nhanh chóng

Kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990), EU trở thành một trong các đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư.

Quan hệ Việt Nam - EU phát triển nhanh chóng cả về bề rộng lẫn chiều sâu đã đặt ra yêu cầu xây dựng một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh được mối quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ và xây dựng khuôn khổ pháp lý mới thay thế cho Hiệp định khung Việt Nam - EC năm 1995.

Lãnh đạo cấp cao hai bên luôn khẳng định coi trọng quan hệ song phương, mong muốn tăng cường hợp tác nhiều mặt tương xứng, với tiềm năng và vị thế của hai bên, thường xuyên có các cuộc tiếp xúc và thăm lẫn nhau.

EU hiện là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20%/năm. Về đầu tư, hầu hết các nước thành viên và các tập đoàn lớn của EU đã đầu tư vào Việt Nam.

Trong vòng 11 năm, từ năm 2000 đến năm 2011, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng 5,9 lần từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên 24,29 tỷ USD năm 2011 (tăng 36,88% so với năm 2010). Năm 2012, thương mại hai chiều đạt khoảng 28,3 tỷ USD (tăng 16,5% so với năm 2011).

Đặc biệt, năm 2012, EU đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 20,3 tỷ USD, tăng 22,5% so với năm 2011 và chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước.

Đặc điểm nổi bật trong thương mại hai chiều Việt Nam - EU là tính bổ sung cao, ít cạnh tranh. Việt Nam liên tục xuất siêu sang EU, đặc biệt trong 10 năm gần đây với mức xuất siêu trung bình từ 3-5 tỷ USD/năm. Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam vào EU đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chất lượng cao, thực phẩm sạch, hàng thủ công mỹ nghệ, giảm tỷ trọng hàng chất lượng trung bình, hàng nông sản thô.

Về đầu tư, EU hiện là một trong các nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Tính đến hết tháng 8/2012, đã có 20 trong tổng số 27 nước EU đầu tư vào Việt Nam, với 1.226 dự án còn hiệu lực và tổng vốn đăng ký trên 18 tỷ USD.

Các dự án của EU được triển khai trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng của Việt Nam mà EU có thế mạnh, dẫn đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 463 dự án, tổng vốn đăng ký khoảng 4,75 tỷ USD.

Các nước EU đầu tư nhiều nhất theo hình thức 100% vốn nước ngoài với 850 dự án, tổng vốn đầu tư 6,06 tỷ USD; hình thức liên doanh có 322 dự án với tổng vốn đầu tư là 5,67 tỷ USD; hợp đồng hợp tác kinh doanh có 29 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,1 tỷ USD; hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO có 5 dự án nhưng có quy mô đầu tư trên 3 tỷ USD. Số còn lại là các hình thức khác như công ty cổ phần, công ty mẹ con.

Về đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang EU, tính đến hết tháng 8/2012, Việt Nam có 33 dự án đầu tư sang 10 nước EU (gồm Đức, Ba Lan, Séc, Bỉ, Thụy Điển, Anh, Italia, Pháp, Bulgaria và Hy Lạp), với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 107 triệu USD.

Mốc mới trong quan hệ hợp tác

Hiện EU là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996 - 2011 là hơn 12 tỷ USD, chủ yếu trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như: phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo, phát triển nguồn nhân lực, y tế, giáo dục, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ cải cách hành chính, tư pháp, ngân hàng, tài chính và hội nhập quốc tế.

Tổng cam kết ODA của EU (EC và các nước thành viên) cho Việt Nam đạt 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết Viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% bằng khoảng 324,05 triệu USD.

Sau 9 vòng đàm phán, Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA) đã được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Bỉ, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch EC Barroso. Ngày 27/6/2012, Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Phạm Bình Minh và Đại diện cấp cao của EU về chính sách đối ngoại và an ninh đã cùng ký chính thức Hiệp định PCA tại Brusel (Bỉ).

PCA giữa Việt Nam và EU đánh dấu một mốc mới trong quan hệ hợp tác hai bên, thể hiện những bước phát triển to lớn, sâu rộng của quan hệ Việt Nam - EU trong 20 năm qua, đồng thời tạo cơ sở pháp lý đưa quan hệ hợp tác Việt Nam - EU bước sang một giai đoạn mới với phạm vi rộng lớn và mức độ hợp tác sâu sắc hơn.

Từ ngày 8-12/10/2012, hai bên đã tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) phiên đầu tiên tại Hà Nội, phiên thứ hai sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào cuối tháng 1/2013. Dự kiến sẽ có khoảng 4 vòng đàm phán trong năm 2013. Việc ký kết FTA Việt Nam - EU được kỳ vọng mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam như: miễn thuế với ít nhất 90% số dòng thuế hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU, nguồn vốn từ EU vào Việt Nam cũng được thu hút nhiều hơn.

(theo chinhphu.vn)

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...