Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế

Theo Báo cáo Tự do kinh tế thế giới do Viện Fraser của Canada mới công bố, Việt Nam xếp thứ 106 trên 165 quốc gia, vùng lãnh thổ về chỉ số Tự do kinh tế thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022.
Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế - Ảnh 1.

Việt Nam tăng 4 bậc về tự do kinh tế - Ảnh minh họa

Báo cáo Tự do kinh tế thế giới đo lường quyền tự do kinh tế của các cá nhân - khả năng tự đưa ra các quyết định kinh tế của mình - bằng cách phân tích các chính sách và thể chế của 165 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Các thể chế và chính sách được xem xét bao gồm: Các quy định quản lý của nhà nước, quyền tự do thương mại quốc tế, quy mô của chính phủ, hệ thống pháp luật và quyền sở hữu, chính sách tiền tệ tốt.

Báo cáo này được Viện Fraser công bố hằng năm với sự hợp tác của Mạng lưới Tự do kinh tế - một nhóm các viện nghiên cứu, giáo dục độc lập ở gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ. Đây là thước đo hàng đầu thế giới về tự do kinh tế.

Trong báo cáo năm nay, Việt Nam xếp thứ 106, tăng 4 bậc so với năm ngoái. Theo Viện Fraser, đây là mức tăng tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam ghi nhận tăng điểm ở 4 trong 5 chỉ số thành phần chính (thang điểm từ 1 đến 10, trong đó giá trị cao hơn cho thấy mức độ tự do kinh tế cao hơn). Trong đó, hệ thống pháp luật và quyền tài sản (xếp thứ 77), tăng từ 4,96 lên 5,15 điểm ; đồng tiền tốt (xếp thứ 128), tăng từ 6,96 lên 7,02 điểm; tự do thương mại quốc tế (xếp thứ 98), tăng từ 6,4 lên 6,52 điểm; quy định về tín dụng, lao động và kinh doanh (xếp thứ 103), tăng từ 6,08 lên 6,10 điểm.

Theo ông Đinh Tuấn Minh, Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế xã hội (MASSEI - thuộc mạng lưới của Fraser), việc Việt Nam có xu hướng tăng hạng vững chắc từ năm 2015 đến nay phản ánh nỗ lực của Chính phủ trong tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển kinh tế thị trường đầy đủ, hội nhập quốc tế.

"Đây có thể là bằng chứng tốt để khẳng định nền kinh tế Việt Nam đã vận hành về cơ bản theo cơ chế thị trường", ông nhìn nhận. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, so với nhiều nước trong khu vực, Việt Nam vẫn cần nỗ lực để tiếp tục đạt được thứ hạng cao hơn.

Trong báo cáo năm nay, vị trí số 1 về tự do kinh tế thuộc về Singapore, tiếp đến là Hong Kong (Trung Quốc), Thụy Sĩ, New Zealand, Mỹ, Ireland. Các quốc gia và nền kinh tế đáng chú ý khác bao gồm Nhật Bản (xếp thứ 20), Đức (thứ 23), Pháp (thứ 47), Nga (104) và Trung Quốc (111).

https://baochinhphu.vn/viet-nam-tang-4-bac-ve-tu-do-kinh-te-102230922102208651.htm

theo Báo Chính phủ

Tin Liên Quan

Việt Nam có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải ròng bằng “0”

UNDP đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam nhằm tăng cường năng lực thích ứng và cam kết vững chắc của Chính phủ Việt Nam trong việc hiện thực hóa mục tiêu đầy tham vọng nhằm đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Gạo ST25 lần thứ hai đạt giải Gạo ngon nhất thế giới

Vượt qua 30 mẫu gạo của 10 quốc gia tham dự, gạo ST25 của Việt Nam chính thức đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023.

Điểm nhấn quan trọng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là sự kiện điểm nhấn quan trọng dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Diễn đàn Doanh nghiệp Bưu chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10

Diễn đàn Doanh nghiệp Bưu chính khu vực châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 10 năm 2023 được diễn ra từ ngày 20-22/11/2023 tại Băng Cốc, Thái Lan. Sự kiện này do Liên minh Bưu chính châu Á – Thái Bình Dương (APPU) chủ trì tổ chức. Diễn đàn này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2012.

Việt Nam trúng cử thành thành viên Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027

Ngày 22/11 tại thủ đô Paris, Cộng hòa Pháp, trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 24 các quốc gia thành viên Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới (Công ước Di sản Thế giới), Việt Nam đã trúng cử trở thành thành viên của Ủy ban Di sản Thế giới nhiệm kỳ 2023-2027 với số phiếu...

Việt Nam đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sứ mệnh nhân đạo quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề xuất Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực, cùng các bên liên quan cần dành ưu tiên cao và nhiều nguồn lực hơn nữa cho các hoạt động nhân đạo trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.