COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu

Các đại biểu gồm lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế cùng giới khoa học, đại diện doanh nghiệp từ khắp nơi tới Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) tham dự Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) bắt đầu từ hôm nay (ngày 30/11).

UAE chủ trì hội nghị chuẩn bị cho COP28.

Diễn ra trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng, trong khi nỗ lực của thế giới chưa đủ để ngăn chặn tác động tồi tệ của tình trạng nóng lên toàn cầu, hội nghị tiến hành đánh giá những nỗ lực cắt giảm phát thải khí nhà kính trên toàn cầu và thúc đẩy hành động vì khí hậu. Theo UAE, hội nghị cần đưa ra khuyến nghị, biện pháp cụ thể, nhất là về tài trợ hành động khí hậu.

Trước thềm hội nghị, nhóm cố vấn của COP28 công bố báo cáo cho rằng việc tăng thuế đối với các hoạt động gây ô nhiễm và cắt giảm trợ cấp nhiên liệu hóa thạch có thể cung cấp hàng nghìn tỷ USD giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Trong đó, nhóm chuyên gia khuyến nghị đánh thuế thải carbon cao hơn, gồm cả thuế phát thải từ lĩnh vực hàng hải và hàng không. Theo báo cáo, với khoảng 1.300 tỷ USD, các khoản đầu tư vào nền kinh tế nhiên liệu hóa thạch hiện vượt xa đầu tư cho nền kinh tế sạch. Báo cáo cũng nêu bật nhu cầu cấp thiết về các nguồn tài trợ mới cho hành động khí hậu.

Ngày 29/11, một nhóm chuyên gia kinh tế của Liên hợp quốc cũng cảnh báo về tình trạng thiếu đầu tư để ứng phó biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển đang ảnh hưởng đến nỗ lực giảm bớt tình trạng nóng lên toàn cầu. Theo các chuyên gia, đầu tư vào khí hậu ở các nền kinh tế mới nổi đình trệ, có nguy cơ làm chệch hướng mục tiêu của Thỏa thuận Paris giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2oC.

Trong khi đó, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố dữ liệu đáng báo động, cho thấy nguy cơ lũ lụt ven biển gia tăng đáng kể. Cụ thể, trong khoảng 20 năm gần đây, mực nước biển dâng làm tăng nguy cơ lũ lụt cho 14 triệu người ở các vùng ven biển. Châu Phi và các khu vực Mỹ Latin, Đông Nam Á đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng về tình trạng ngập lụt thường xuyên, nhất là các vùng trũng thấp ở các quốc đảo.

Tổ chức Save the Children cho biết, những hiện tượng thời tiết cực đoan năm 2022 đã đẩy hơn 27 triệu trẻ em tại các quốc gia dễ bị ảnh hưởng do biến đổi khí hậu vào nạn đói, tăng 135% so với năm 2021. Tổ chức này kêu gọi COP28 nhấn mạnh trẻ em là “những tác nhân chính của sự thay đổi” trong các nỗ lực chống biến đổi khí hậu, đồng thời giải quyết các nguyên nhân gây mất an ninh lương thực, như xung đột và hệ thống y tế yếu kém.

COP28 thảo luận nỗ lực hành động vì khí hậu (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Các nước bịt “lỗ hổng” thuế quan thương mại điện tử như thế nào?

Đứng trước nỗi lo “cơn lốc hàng giá rẻ” tràn qua biên giới thông qua các sàn thương mại điện tử ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người tiêu dùng trong nước, nhiều quốc gia trên thế giới đã vào cuộc để cập nhật và cải cách ngưỡng áp thuế để phù hợp với thực tế mới.

Giấc mơ trở thành vựa lương thực thế giới của Indonesia

Theo báo Jakarta Post, hiện nay, tự cung tự cấp lương thực vẫn là một khát vọng hơn là thành tựu ở Indonesia.

Khai mạc Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 4/11, Diễn đàn Đô thị Thế giới lần thứ 12 (WUF12) đã khai mạc tại Thủ đô Hành chính Mới (New Cairo) của Ai Cập, đánh dấu sự trở lại của diễn đàn này ở châu Phi lần đầu tiên sau 22 năm.

Liên hợp quốc ưu tiên ủng hộ xây dựng hệ thống lương thực thông minh

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) kêu gọi ứng dụng công nghệ để chuyển đổi hệ thống nông-lương thực tại châu Phi và coi đây là “chìa khóa” để giải quyết nạn đói vốn là căn bệnh kinh niên ở châu lục này.

Chìa khóa của phát triển bền vững

Vốn chịu sức ép từ nhiều cuộc khủng hoảng, nền kinh tế thế giới đang có nguy cơ mắc kẹt trong tình trạng tăng trưởng thấp, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu phát triển. Trong bối cảnh này, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hối thúc các quốc gia, nhất là các nước đang phát...

Xu hướng xanh hóa nông nghiệp ở Bắc Âu và bài học cho nông sản Việt

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu, xu hướng phát triển nông nghiệp xanh ngày càng được các quốc gia Bắc Âu thúc đẩy, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Với những bước tiến tiên phong trong nông nghiệp bền vững, các nước Bắc Âu như Thụy...