Tăng cường hợp tác Nghị viện Campuchia, Lào và Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh và kết nối ba nền kinh tế

Nhân dịp diễn ra Hội nghị cấp cao Quốc hội ba nước Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV) lần thứ nhất, chiều ngày 5/12, tại thủ đô Viêng Chăn, Lào, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội Lào Vongsak Phanthavong; Ngài Chủ nhiệm Ủy ban Nội vụ, Quốc phòng và Dịch vụ dân sự Quốc hội Campuchia Kep Chuktema đã đồng chủ trì Phiên họp với chủ đề “Tăng cường vai trò giám sát của Quốc hội CLV đối với các công tác quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định”.

Ba lãnh đạo cấp Ủy ban của Quốc hội/ Nghị viện ba nước Campuchia, Lào, Việt Nam đồng chủ trì phiên họp.

Phát biểu của Ủy ban Quốc phòng và An ninh Quốc hội Việt Nam nhấn mạnh Quốc hội ba nước có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động giám sát nói chung và giám sát về quốc phòng, an ninh nói riêng, theo đó cần phát huy hơn nữa chức năng giám sát của Quốc hội ba nước để thúc đẩy Chính phủ của mỗi nước tiếp tục thực hiện có hiệu quả các thỏa thuận về quốc phòng, an ninh đã được ký kết, nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, hòa bình, ổn định ở khu vực Tam giác phát triển CLV.

Do đó, đoàn Việt Nam đề nghị Chính phủ các nước CLV thường xuyên chỉ đạo lực lượng chức năng làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới của ba nước làm tốt công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ tuần tra song phương bảo vệ vững chắc hệ thống đường biên, mốc giới; phối hợp trao đổi thông tin và đấu tranh xử lý các loại tội phạm xảy ra trong khu vực biên giới giữa ba nước, đặc biệt là các hoạt động khủng bố, chống phá chính quyền của ba nước.

Cùng với đoàn Việt Nam, đoàn Campuchia và Lào kiến nghị tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện các Hiệp định, Thỏa thuận song phương đã ký kết, nhất là trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, hợp tác đầu tư, thương mại, quản lý cư trú; thúc đẩy việc triển khai đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế để giải quyết các vấn đề về quốc phòng, an ninh; tạo điều kiện cho phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn Tam giác phát triển CLV; xác định, tăng cường cơ chế trao đổi thông tin và hoạt động của ba Ủy ban nhằm phối hợp thực hiện tốt các hiệp định, thỏa thuận đã được ký kết.

Thời gian tới, ba bên nhất trí tiếp tục hợp tác về phòng chống tội phạm ma tuý, tội phạm mua bán người, bổ sung hợp tác về vấn đề an ninh nguồn nước, hợp tác phòng trong rà phá bom mìn và vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh…

Cũng trong chiều nay đã diễn ra Phiên họp về hợp tác kinh tế và văn hoá, xã hội với chủ đề “Tăng cường hợp tác nghị viện trong thúc đẩy kết nối các nền kinh tế Campuchia-Lào-Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm”.

Phiên họp do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Công nghệ và Môi trường Lào Linhkham Douansavanh và Chủ nhiệm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng và Kiểm toán Campuchia Chheang Vun chủ trì.

Các ý kiến tại Phiên họp nhấn mạnh, từ khi triển khai sáng kiến thành lập khu vực Tam giác phát triển CLV năm 1999 đến nay, ba nước đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác quan trọng liên quan đến nhiều lĩnh vực hợp tác như kinh tế, đầu tư, thương mại, hải quan, giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục và đào tạo, tạo thuận lợi cho thông thương hàng hóa, người và phương tiện qua lại biên giới...

Theo các đại biểu, thời gian qua, Quốc hội ba nước đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách nhằm đảm bảo khung pháp lý đầy đủ cho việc thúc đẩy kết nối các nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh, Quốc hội ba nước đóng vai trò then chốt trong thúc đẩy kết nối ba nền kinh tế hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm.

Tại Phiên họp, Đoàn Việt Nam đề xuất, Nghị viện ba nước cần tăng cường phối hợp nhằm trao đổi, thảo luận thường niên hoặc đột xuất khi cần thiết; tiếp tục tổ chức các hội nghị cấp cao của Quốc hội ba nước theo cơ chế định kỳ với những nội dung hợp tác thực chất và hiệu quả; nâng cao vai trò của các đại biểu Quốc hội đặc biệt là đại biểu các tỉnh biên giới trong khu vực Tam giác phát triển.

Đoàn Việt Nam cũng đề nghị thúc đẩy xây dựng các cơ chế ưu đãi về thủ tục hành chính, thuế, tiếp cận đất đai… để thu hút đầu tư, nhất là với các dự án công nghệ cao; tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, thúc đẩy kết nối đầu tư phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ tại các cửa khẩu biên giới ba nước, tạo thuận lợi cho giao thương trong khu vực, tăng cường xúc tiến thương mại; phát triển khu vực tư nhân trở thành động lực tăng trưởng trong Khu vực Tam giác phát triển.

Cùng với đó, Chính phủ ba nước tập trung nguồn lực, phát triển nhanh, bền vững kinh tế các nước; tăng cường kết nối, triển khai hiệu quả các chương trình và dự án trong Khu vực Tam giác phát triển, nhất là các dự án về giáo dục đào tạo, giao thông, năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, kết nối số…

Đại diện các bộ, ngành, địa phương đề nghị Quốc hội ba nước triển khai các hoạt động giám sát hằng năm theo chuyên đề về việc thực hiện các mục tiêu kết nối ba nước hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và bao trùm, tăng cường tính đại diện cho người dân, chuyển tải tiếng nói của người dân trong việc giám sát các hoạt động của nhà nước và tạo điều kiện hơn nữa để người dân và cộng đồng tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật và chính sách.

Tiến trình kết nối ba nền kinh tế thời gian tới đòi hỏi sự gắn kết chặt chẽ của Quốc hội ba nước và sự tham gia một cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành, các địa phương.

Tăng cường hợp tác Nghị viện Campuchia, Lào và Việt Nam trong bảo đảm quốc phòng, an ninh và kết nối ba nền kinh tế (nhandan.vn)

Theo nhandan.vn

Tin Liên Quan

Infographics: Chương trình hành động của Chính phủ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Chính phủ ban hành Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn...

Xuất khẩu phục hồi tích cực

Một trong những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm là kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt kết quả tích cực, ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Có được kết quả nêu trên là nhờ sự nỗ lực của Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương cũng như sự...

Chủ tịch nước Tô Lâm: Các gia đình chính sách phải luôn được hưởng đầy đủ thành quả của sự nghiệp đổi mới

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), chiều 22/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt thân mật Đoàn đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc năm 2024.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc với nhiều dấu ấn nâng tầm đối ngoại Việt Nam

Đối ngoại là một trong những lĩnh vực in đậm nhiều dấu ấn nổi bật của đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đồng chí trên cương vị Tổng Bí thư đã ban hành nhiều nghị quyết, kết luận, chỉ thị về xây dựng, hoàn thiện đường lối...

Đường lối 'ngoại giao cây tre' – Bài học quý, có ý nghĩa giá trị thực tiễn sâu sắc

Có thể khẳng định, tầm nhìn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về đường lối “ngoại giao cây tre” là một bước đi chiến lược, rất đúng đắn, sáng tạo trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách đối ngoại của Việt Nam. Đường lối ngoại giao này thực sự đóng một vai trò quan trọng nhằm giúp Việt Nam...