Lào Cai: Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng du lịch

Tận dụng những thế mạnh về du lịch, Lào Cai không ngừng đẩy mạnh đầu tư cho du lịch với nhiều dự án lớn nhỏ được triển khai nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng điểm đến cũng như nhân lực du lịch.

Xác định đầu tư nguồn lực cho du lịch là một trong những yếu tố then chốt quyết định thành công mục tiêu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh đã vận dụng nhiều chính sách, giải pháp linh hoạt cho công tác đầu tư và thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Đầu tiên, đó là ưu tiên đầu tư cho các vùng có tiềm năng phát triển du lịch, như thành phố Lào Cai, Bát Xát, Bắc Hà và đặc biệt là Khu du lịch quốc gia Sa Pa. Đến nay, Lào Cai là tỉnh duy nhất trong khu vực Tây Bắc hội tụ đủ các loại hình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy và tiến tới là đường hàng không (cảng Hàng không Sa Pa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1773/QĐ-TTg ngày 21/10/2021 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cảng Hành không Sa Pa, tỉnh Lào Cai theo hình thức đối tác công tư (PPP) với tổng mức đầu tư gần 7.000 tỷ đồng).

Dự án cáp treo Fansipan với vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng của Tập đoàn Sun Group.

Du lịch dịch vụ “Giai đoạn 2010 - 2020, Lào Cai đã phê duyệt đầu tư cho 694 dự án đầu tư mới với tổng số vốn 102.079 tỷ đồng; ký kết Thỏa thuận hợp tác với một số Nhà đầu tư lớn như: Tập đoàn Sungroup, Bitexco, Alphanam... với tổng vốn đầu tư khoảng 124 nghìn tỷ đồng tương đương 5,3 tỷ USD. Lào Cai hiện đang tiếp tục mở rộng hợp tác với Tập đoàn Geleximco, Vingroup, T&T, FLC, TH... trong các lĩnh vực công nghiệp, đô thị, nông nghiệp. Riêng đối với du lịch Lào Cai đã thu hút trên 40 dự án đầu tư quy mô lớn với tổng mức đầu tư đạt khoảng 50.000 tỷ đồng vào hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi, giải trí cao cấp, trung tâm thương mại của các tập đoàn. Trong đó, điển hình nhất là dự án cáp treo Fansipan với vốn đầu tư 4.400 tỷ đồng của Tập đoàn Sun Group.

Nhờ làm tốt công tác kêu gọi, thu hút đầu tư, nhiều tổ chức, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ du lịch và các sản phẩm du lịch; nhờ đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển. Toàn tỉnh hiện có 1.310 cơ sở lưu trú, trong đó 3 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và 8 cơ sở đạt tiêu chuẩn 4 sao, 340 cơ sở dịch vụ homestay. Ngành du lịch đã thu hút và giải quyết việc làm cho trên 32.000 lao động, trong đó có 14.500 lao động trực tiếp.

Năm 2023, Lào Cai đón hơn 7,2 triệu lượt khách du lịch với doanh thu 22 nghìn tỉ đồng.

Năm 2023, du lịch Lào Cai vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng bởi COVID-19 và phát triển nhanh, mạnh, trở thành “đầu tàu” của khu vực Tây Bắc nói riêng và trung du, miền núi phía Bắc nói chung.

Lào Cai đón trên 7,2 triệu lượt khách, trong đó, khách du lịch nội địa trên 6,7 triệu lượt, khách quốc tế trên 500 nghìn lượt, tăng 71% so với năm trước, đạt 121% so với kế hoạch năm 2023. Tổng thu từ du lịch đạt trên 22.000 tỷ đồng, tăng 48,9% so với năm 2022, đạt 108,5% so với kế hoạch năm 2023. Du lịch Lào Cai trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam, điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Để tạo bước đột phá cho du lịch phát triển, tỉnh đã có nhiều đổi mới về chủ trương, chính sách và chỉ đạo thực hiện các giải pháp khai thác hiệu quả các lợi thế cạnh tranh và tiềm năng vốn có, đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, tỉnh chú trọng công tác xã hội hóa, thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch. Bên cạnh đó, tiếp tục nghiên cứu đề xuất chính sách ưu đãi đầu tư, tạo môi trường đầu tư kinh doanh du lịch thuận lợi, thông thoáng; chủ động kêu gọi các nhà đầu tư lớn, có năng lực tài chính và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời, tỉnh có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình đầu tư, nâng cấp các cơ sở kinh doanh du lịch, phát triển du lịch cộng đồng, các cơ sở làng nghề, thủ công mỹ nghệ truyền thống, các dịch vụ bổ trợ… để nâng cao chất lượng, đa dạng các sản phẩm du lịch, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch./.

Nguyễn Quang

Tin Liên Quan

Khát vọng du lịch ở "cuối đất" Bảo Yên

Xã Tân Tiến được ví là nơi “cuối đất” của huyện Bảo Yên. Vùng đất xa xôi và còn nhiều khó khăn, thế nhưng cảnh vật, thiên nhiên tươi đẹp và nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây đã nhen lên khát vọng phát triển du lịch.

"Bức họa" Mường Khương nhìn từ trên cao

Nằm ở vị trí Đông Bắc của tỉnh Lào Cai, huyện Mường Khương được bao bọc bởi những dãy núi trùng điệp, hùng vỹ và những cánh đồng lúa bao la, tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình cuốn hút lòng người.

[Infographic] Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Ngày 5/7/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND về sửa đổi một số nội dung của Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021 - 2025.

Trải nghiệm du lịch – nông nghiệp tại Nghĩa Đô

Trong khuôn khổ chương trình Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024, đại biểu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các địa phương đã đi tham quan, trải nghiệm một số mô hình phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trên địa...

Đưa Bắc Hà thành điểm đến đặc sắc của khu vực Tây Bắc

Phát triển huyện Bắc Hà trở thành điểm đến đặc sắc của tỉnh Lào Cai và khu vực Tây Bắc giai đoạn 2024 - 2030 là mục tiêu của đề án mà Sở Du lịch trình UBND tỉnh để triển khai trong thời gian tới đây.

Lào Cai - Bức tranh sáng của ngành du lịch

6 tháng đầu năm 2024, bức tranh du lịch Lào Cai có những gam màu tươi sáng nhờ giữ được đà tăng trưởng ổn định, lượng khách tăng so với cùng kỳ năm trước; hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch từng bước được nâng lên.