EU tài trợ dự án cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam

Việt Nam hiện cung cấp trên 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới. Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn còn một số hạn chế ảnh hưởng đến uy tín mặt hàng cá tra trên thị trường thế giới.
Caption

Chế biến cá tra

 
Việt Nam hiện cung cấp trên 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới. Có hàng trăm nghìn người Việt Nam tại Đồng bằng sông Cửu Long sống nhờ vào nghề nuôi, chế biến cá tra xuất khẩu. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cá tra mang lại cho Việt Nam 1,8 tỷ USD.
 
Tuy nhiên, nghề nuôi cá tra tại Việt Nam vẫn còn một số tồn tại như người nuôi chưa xử lý dư lượng thức ăn, thuốc, hóa chất gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Cùng với đó, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra vẫn còn cạnh tranh nhau về giá sản phẩm nhiều hơn cạnh tranh về chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm, làm ảnh hưởng đến uy tín mặt hàng cá tra trên thị trường thế giới.
 
Tại hội thảo với chủ đề “Định hướng sản xuất cá tra bền vững tại Việt Nam”, tổ chức ngày 20/1 tại Cần Thơ, tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2020, sẽ trở thành nước sản xuất, chế biến, xuất khẩu cá tra đạt chuẩn bền vững, thân thiện với môi trường, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.
 
Với sự hỗ trợ của dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) do EU tài trợ, Việt Nam sẽ thiết lập mô hình trang trại mẫu và trung tâm đào tạo; nâng cao nhận thức cho khách hàng tiềm năng; xây dựng năng lực cho các chuyên gia trong nước theo luật pháp quốc tế liên quan đến thị trường thủy sản nói chung và cá tra nói riêng...
 
Để hoàn thành mục tiêu trên, dự án SUPA sẽ hỗ trợ hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp trong toàn chuỗi sản xuất cá tra; hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới, sản phẩm phụ và các công nghệ hiện đại; hỗ trợ thiết lập các liên kết giữa các doanh nghiệp nhỏ nhằm tăng khả năng đàm phán của họ; hỗ trợ nâng cao khung chính sách để thúc đẩy sản xuất cá tra bền vững; hỗ trợ vận hành diễn đàn điện tử để trao đổi thông tin giữa nhóm mua và bán; hỗ trợ thực hiện minh bạch hóa việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
 
Dự án SUPA thuộc chương trình SWICH-Asia do EU tài trợ,  được thực hiện tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ tháng 4/2013, dự kiến kéo dài 48 tháng, nhằm mục tiêu đến cuối thời gian thực hiện dự án, có ít nhất 70% doanh nghiệp sản xuất, chế biến cá tra (quy mô trung bình, lớn) và 30% các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, các doanh nghiệp nhỏ tham gia chương trình “sản xuất sạch hơn.” Ít nhất 50% doanh nghiệp mục tiêu sẽ cung cấp sản phẩm đạt chuẩn bền vững, phù hợp với tiêu chuẩn ASC của thị trường châu Âu và thị trường khác./.
(theo vietnam.vn)

Tin Liên Quan

Hiệp định Geneve: Bài học quý cho hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh trong tình hình mới

Mặc dù 70 năm đã trôi qua, nhưng Hiệp định Geneve vẫn vẹn nguyên ý nghĩa lịch sử, giá trị hiện thực và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho hoạt động ngoại giao nói chung và đối ngoại quốc phòng, an ninh nói riêng trong tình hình hiện nay.

Môi trường đầu tư chuyển biến rõ nét

Thời gian gần đây môi trường đầu tư tại một số tỉnh, thành phố được cải thiện rõ rệt. Nhiều thủ tục hành chính, nhất là thủ tục liên quan đến doanh nghiệp và lĩnh vực đầu tư được đơn giản hóa, rút ngắn đáng kể thời gian giải quyết. Có địa phương ban hành cơ chế đặc thù, ủy quyền cho một...

Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ, giáo dục trẻ em trong tình hình mới

Những chủ trương, định hướng lớn của Ðảng và Hiến pháp năm 2013 đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nhất là việc bảo vệ trẻ em trước và trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Ngày 25/4, tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết bình luận của Việt Nam đối với Báo cáo Nhân quyền thường niên năm 2023 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố ngày 22/4/2024, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh, Báo cáo Nhân...

Sắp diễn ra Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Ngày 28/4/2024, tại Long Thuận Hotel & Resort (số 01 đường Yên Ninh, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận), UBND tỉnh Ninh Thuận sẽ tổ chức Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận.

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử

Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử" giới thiệu hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu phản ánh về trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ năm 1954 và khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử vĩ đại của Chiến thắng Điện Biên Phủ; sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của...